vĐồng tin tức tài chính 365

‘Kinh tế - xã hội TP.HCM bắt đầu khởi sắc trở lại'

2021-12-07 10:49

Sáng 7-12, kỳ họp thứ tư HĐND TP.HCM khoá X đã khai mạc. Tham dự có Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Văn Nên, nguyên Bí thư Thành uỷ TP Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi...

nguyen-thi-le-khai-mac-hdnd-tp
Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 4, sáng 7-12. Ảnh: HOÀNG GIANG

Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ cho biết năm 2021, đại dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 với biến chủng Delta đã lây lan rất nhanh, nguy hiểm, diễn biến phức tạp, khó lường và khó kiểm soát. Điều này đã tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh, sinh kế và đời sống nhân dân trên cả nước và đặc biệt là TP.HCM.

"Qua gần hai tháng thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ, tình hình dịch bệnh tại TP cơ bản kiểm soát, kinh tế - xã hội khởi sắc trở lại với những điểm sáng" - bà Lệ khẳng định.

Theo bà Lệ, đây là kỳ họp quan trọng của HĐND TP để đánh giá sâu sắc, toàn diện những nỗ lực của TP trong thời gian qua; đồng thời tìm ra hướng đi mới trong thời gian tới, nhất là trong lúc TP tích cực xây dựng kế hoạch tổng thể phòng chống dịch trong thời gian tới, tập trung phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025.

khai-mac-hdnd-tp
Lãnh đạo TP.HCM trao đổi trước kỳ họp HĐND TP, sáng 7-12. Ảnh: HOÀNG GIANG

Đi sâu vào chương trình kỳ họp, Chủ tịch HĐND TP.HCM cho biết kỳ họp HĐND TP lần này sẽ nghe, thảo luận, xem xét cho ý kiến để quyết nghị một số nội dung quan trọng.

Trong đó, tập trung đánh giá khách quan, toàn diện về tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội năm 2021, nhiệm vụ, giải pháp năm 2022 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội TP năm năm 2021-2026; công tác quyết toán ngân sách TP năm 2020, ước thực hiện thu chi ngân sách năm 2021 và dự toán phân bổ ngân sách năm 2022.

“Những khó khăn, hạn chế nêu trong các báo cáo là những vấn đề cần được các đại biểu thảo luận, đánh giá thật kỹ, làm rõ nguyên nhân. Nhất là nguyên nhân chủ quan của các cấp, các ngành, địa phương và đề xuất những giải pháp phù hợp, tạo quyết tâm chính trị cao hơn để vượt qua khó khăn, thách thức nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của TP” – bà Lệ nói.

Ngoài ra, HĐND TP sẽ xem xét thông qua Nghị quyết phát triển liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, đô thị, văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế, biên chế - tổ chức trong những năm tới.

Cụ thể, chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022 - 2025 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm 2021 – 2025; kế hoạch đầu tư công năm 2022; cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục công lập; chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo trên địa bàn TP.HCM trong học kỳ 2 năm học 2021-2022, năm học 2022-2023 và từ năm học 2023-2024 trên địa bàn TP.

Các chính sách hỗ trợ cho người cao tuổi neo đơn, trẻ em mồ côi do dịch COVID -19 từ nguồn ngân sách; cơ chế chính sách đặc thù về củng cố, nâng cao năng lực tuyến y tế cơ sở trong giai đoan thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19…

khai-mac-hdnd-tp
Các đại biểu biểu quyết thông qua chương trình kỳ họp. Ảnh: HOÀNG GIANG

Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ khẳng định những nghị quyết được thông qua tại kỳ họp lần này sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và phục hồi kinh tế -xã hội năm năm tới. Từ đó tác động trực tiếp đến đời sống của người dân TP.

Bà đề nghị đại biểu có những ý kiến đóng góp đúng, chất lượng, khả thi, sát với tình hình thực tế của địa phương, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của TP trong tình hình mới.

Năm năm qua, TP.HCM giữ vững vị trí đầu tàu

Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ nhìn nhận, năm năm qua, kinh tế TP tăng trưởng khá, chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện, tiếp tục giữ vững vị trí là đầu tàu cả nước.

Trong đó, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 6,41%, tỉ trọng kinh tế TP đóng góp trên 22,2%. Công tác quản lý và  phát triển đô thị có nhiều chuyển biến tích cực. Cải cách hành chính được đầy mạnh; giáo dục, y tế có nhiều bước phát triển. Công tác an sinh xã hội, chăm lo đời sống cho các đối tượng nghèo, gia đình chính sách, có công và chất lượng đời sống người dân từng bước được nâng cao. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng nặng nề bởi làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư, GRDP năm 2021 trên địa bàn TP ước giảm 5,06% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 1,39%) và không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (kế hoạch năm 2021 là 6%). Có thể thấy trong sáu tháng đầu năm 2021, tốc độ tăng trưởng GRDP của TP tăng 5,66% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, đến quý III là thời gian TP thực hiện triệt để giãn cách xã hội, tốc độ tăng trưởng giảm đến 24,39% so với cùng kỳ. Bắt đầu từ quý IV, khi TP dần mở cửa trở lại nền kinh tế, các hoạt động kinh tế - xã hội từng bước trở lại với nhịp độ bình thường nhưng theo dự báo thì khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ… giảm sẽ tiếp tục giảm. 

Xem thêm: lmth.4112301-ial-ort-cas-iohk-uad-tab-mchpt-ioh-ax-et-hnik/us-ioht/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“‘Kinh tế - xã hội TP.HCM bắt đầu khởi sắc trở lại'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools