vĐồng tin tức tài chính 365

Luật pháp đừng đẩy rủi ro cho người dân, doanh nghiệp

2021-12-09 07:16

Tinh thần của dự luật một luật sửa tám luật mà Chính phủ trình vào kỳ họp bất thường tới đây là tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp (DN). Nhưng thực tế có những luật, nghị định ban hành xong thì lại đưa người dân và DN vào trong vòng xoáy.

Cụ thể như điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư 2020 sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở mà Chính phủ trình sửa lần này. Quy định trên vốn gây ra nhiều nhiêu khê khi một nhà đầu tư muốn được chấp thuận thì phải “có quyền sử dụng đất ở hợp pháp và các loại đất khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang làm đất ở”.

Luật pháp đừng đẩy rủi ro cho người dân, doanh nghiệp - ảnh 1
Ảnh minh họa: VIỆT HOA

Chính phủ trình bày quy định này khiến tất cả dự án nhà ở thương mại mà nhà đầu tư đã có quyền sử dụng đất nhưng không phải là đất ở hoặc không có một phần diện tích đất ở, mặc dù phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì cũng không được chấp thuận là chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại.

Ở phiên họp mở rộng của Ủy ban Kinh tế hôm 3-12, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ KH&ĐT Hoàng Mạnh Phương nói rằng: “Nhiều địa phương cố tình hiểu rằng làm nhà ở thương mại thì phải có đất ở”. Nhưng sự cố tình ấy vẫn tồn tại như một pháo đài mà đến giờ Chính phủ phải dùng vũ khí một luật sửa nhiều luật để gỡ khó cho nhà đầu tư.

Ngoài chuyện mâu thuẫn với ngay chính Luật Đầu tư và Luật Nhà ở, Luật Đất đai, theo Chính phủ, quy định trên còn làm cho hàng trăm dự án không thể triển khai được, gây thiệt hại cho DN, làm sụt giảm nguồn cung dự án và sản phẩm nhà ở. Và đó là một trong những nguyên nhân làm tăng giá nhà.

Điều rất may là dù Ủy ban Kinh tế có ý kiến khác nhưng Chủ tịch Quốc hội (QH) lại đồng tình với phương án sửa đổi của Chính phủ. Theo đó, nhà đầu tư chỉ cần có quyền sử dụng đất ở hợp pháp, đất ở hợp pháp và các loại đất khác, có quyền sử dụng các loại đất khác là được triển khai dự án. Dĩ nhiên, các loại đất khác cần phải được chuyển đổi và thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM Lê Hoàng Châu cũng hôm 3-12 phát biểu tại Ủy ban Kinh tế của QH đã cám ơn Chính phủ, QH và nói sửa luật như vậy là đáp ứng được yêu cầu. Rõ ràng chỉ cần sửa đổi, tách bạch một quy định mà tình thế có thể rất có lợi cho DN, người dân (chứ không phải có lợi cho người/cơ quan quản lý).

“Chúng ta “vẽ” thêm thủ tục hành chính để kéo dài thời gian ra hay do khâu tổ chức thực hiện? Thống kê nói vướng mấy trăm luật, nghị định, hàng ngàn thông tư nhưng cũng chỉ có mấy việc đấy thôi. Tôi nói mấy lần rồi, đừng cái gì cũng đổ cho thể chế. Nhiều ý kiến bằng văn bản gửi đến chúng tôi nói chỉ cần sửa nghị định và thay đổi khâu tổ chức thực hiện thôi” - Chủ tịch QH nói tại phiên họp thứ sáu Ủy ban Thường vụ QH ngày 8-12.

Cũng tại phiên họp này, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ gút: “Làm luật không phải để tiện cho Nhà nước mà đẩy rủi ro cho DN, người dân”.

Rất cần tinh thần này được áp dụng rộng rãi trong quá trình lập pháp và cả tinh thần áp dụng quy định pháp luật sau này. Để chi? Để cho DN người dân được nhờ.

Xem thêm: lmth.9252301-peihgn-hnaod-nad-iougn-ohc-or-iur-yad-gnud-pahp-taul/taul-pahp/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Luật pháp đừng đẩy rủi ro cho người dân, doanh nghiệp”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools