vĐồng tin tức tài chính 365

Giá cho thuê mặt bằng cao bằng Singapore, Thái Lan, doanh nghiệp lớn cũng chịu hết nổi

2021-12-09 07:37
Giá cho thuê mặt bằng cao bằng Singapore, Thái Lan, doanh nghiệp lớn cũng chịu hết nổi - Ảnh 1.

Cửa hàng flagship của thương hiệu thời trang V-Sixtyfour nằm ngay trung tâm Q.1 trả mặt bằng, gần bên cũng có nhiều cửa hàng rơi vào cảnh tương tự - Ảnh: B.MAI

Giá thuê mặt bằng quá cao khiến DN thu hẹp quy mô, hạn chế mở mới, nên không thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

Ông LÊ HỮU NGHĨA

Cả DN đi thuê và người cho thuê đang thay đổi quyết liệt. Bên giảm diện tích thuê, bên cho thuê tính kỹ hợp đồng để ngừa tranh chấp.

Nhiều tên tuổi lớn giảm chi phí mặt bằng

Những ngày này, khi tới ngã sáu Phù Đổng, ngay lối vào "con đường mua sắm" Nguyễn Trãi (Q.1), đập vào mắt nhiều người đi đường là khung cảnh tan hoang tại cửa hàng V-Sixtyfour - thương hiệu từng tài trợ cho chương trình Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam.

Những bộ quần áo denim, jean... bên trong cửa hàng này đã bị dọn đi, chuyển sang "nhà mới" cách đó vài trăm mét nhưng có diện tích nhỏ hơn. Trước kia, đây chính là cửa hàng flagship - mang sứ mệnh phát triển thương hiệu, là niềm tự hào của DN, nên có diện tích rộng và tràn ngập dấu ấn.

Trong đợt dịch COVID-19 bùng phát lần đầu, nhận thấy nhiều trung tâm tiếng Anh gặp khó khăn, phá sản, ông Samuel Son (CEO SS English Academy) đã nhanh tay thâu tóm. Tuy nhiên, dịch kéo dài, phải đóng cửa nhiều tháng, vị CEO này quyết định "cắt lỗ", trả mặt bằng vì "không gồng nổi nữa".

Nhiều quán thuộc chuỗi lớn như The Coffee House, Starbucks, Trung Nguyên, Highlands Coffee... cũng dọn đồ rời đi. Ông Hoàng Việt (CEO Laha Cafe) cho biết từ khi dịch đến nay đã nhiều lần đóng - mở, mỗi lần tái khởi động tốn "một đống tiền". 

Dù không muốn nhưng ông đành phải trả lại nhiều mặt bằng, đồng nghĩa với mất trắng hàng trăm triệu tiền cọc, chưa tính chi phí trang trí, sửa sang trước đó. Nhưng nhờ bước đi này, nhiều quán khác thuộc chuỗi vẫn đủ tài chính để đón khách trở lại khi TP.HCM cho phép.

Không chỉ lĩnh vực F&B (dịch vụ nhà hàng và quầy uống) bị ảnh hưởng, nhiều mặt bằng bị trả nên những dòng chữ "Cho thuê mặt bằng", "Cho thuê mặt bằng chính chủ - liên hệ số điện thoại..." được treo kín trước nhiều cửa hàng nằm trên các tuyến đường vốn được xem là "đất vàng" ở TP.HCM như Hai Bà Trưng, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Trãi, Cách Mạng Tháng Tám...

Giá mặt bằng cần giảm xuống

Ông Lê Hữu Nghĩa - phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM - cho hay giá mặt bằng ở VN đã cao tương đương các nước như Singapore, Thái Lan..., trong khi thu nhập và mức sống của người Việt thấp hơn.

Ông Nghĩa nhận định trong bối cảnh dịch, nhiều đơn vị kinh doanh vất vả chưa chắc đủ trả tiền mặt bằng. "Giá thuê được tính vào giá sản phẩm, tô phở 30.000 đồng nhưng giá thuê cao sẽ đẩy giá lên 50.000 đồng, giá quần áo cũng cao... khiến người dân giảm tiêu dùng" - ông Nghĩa nói.

Cũng là chủ DN đi thuê mặt bằng để mở các hệ thống bán lẻ, ông Nghĩa cho hay trước đây mỗi mặt bằng nhà phố có chiều ngang chừng 8-10m có giá thuê khoảng 250 triệu đồng song gần đây chỉ còn 140 - 160 triệu đồng. Vì vậy, với những mặt bằng giá cao, hệ thống này sẽ tìm những mặt bằng gần đó nhưng có mức giá tốt hơn để tối ưu chi phí. Ông Nghĩa cho rằng nếu nhiều DN cùng làm vậy, giá chung thị trường sẽ giảm.

Nhiều DN khác cũng đề nghị nhân rộng các chương trình hợp tác để cùng khai thác mặt bằng, thúc đẩy giảm giá mặt bằng.

Bà Võ Thị Khánh Trang - giám đốc bộ phận nghiên cứu của Savills TP.HCM - cho rằng các chủ mặt bằng cũng cần tiếp tục hỗ trợ DN để đồng hành dài lâu. Nếu chi phí mặt bằng quá lớn, DN cũng nên mạnh dạn tìm các mặt bằng khác có mức chi phí phù hợp với doanh thu giảm.

Chi cho số hóa, thay vì cho mặt bằng

Ông Trần Văn Trường, giám đốc Công ty TNHH thương mại quốc tế Hải sản Hoàng Gia, cho hay công ty có gần 20 năm chuyên nhập khẩu hải sản cao cấp bán sỉ cho khoảng 1.000 nhà hàng, khách sạn trong nước. Năm 2020, dịch COVID-19 khiến bán sỉ sụt giảm nghiêm trọng, nhưng tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm có doanh số rất tốt. Vì vậy, công ty phát triển điểm, 2 năm mở mới 11 điểm.

Tuy nhiên, thời điểm giãn cách năm 2021 vừa qua, dù các chủ nhà đều giảm 50 - 100% tiền thuê nhưng ông Trường cho hay sẽ không tập trung mở cửa hàng nữa mà sẽ đẩy mạnh bán hàng online. Với việc đầu tư vào số hóa, doanh số bán hàng online đã tăng 50% so với năm 2020 và vẫn tiếp tục tăng. "Mỗi cửa hàng đạt chuẩn phải đầu tư 2-4 tỉ đồng. Dành tiền này để phát triển kinh doanh online sẽ hiệu quả hơn nhiều", ông Trường nói.

Ông Nguyễn Đình Tùng, đại diện chuỗi cà phê The Bunny, cho biết theo kế hoạch năm 2021 số quán cà phê của chuỗi này sẽ là 5 quán ở các vị trí trung tâm TP.HCM, nhưng do dịch nên còn 2 quán chưa thể triển khai. Trong tình hình hiện tại, địa điểm mới phải đợi dịch bệnh được kiểm soát an toàn mới tính.

TRẦN MẠNH

Sau tranh chấp, đọc hợp đồng kỹ hơn

Sau khi dư luận xôn xao quanh chuyện thanh toán tiền thuê mặt bằng giữa Công ty cổ phần Thế Giới Di Động và các chủ nhà (thường là cá nhân, hộ gia đình), người cho thuê nhà như ông M. vừa cho biết đã trở thành bị đơn vì Thế Giới Di Động gửi đơn kiện yêu cầu "bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại". Diễn biến này được cho là xuất phát từ một bài đăng trên trang Facbook cá nhân của vị chủ nhà.

Sau khi đàm phán bất thành và bị Công ty CP dịch vụ cà phê Cao Nguyên (Highlands) nợ 5 tháng phí thuê mặt bằng (từ tháng 7 đến nay) với số tiền gần 500 triệu đồng, Công ty CP Nhà Hòa Bình cũng vừa tiến hành niêm phong quán Highlands Coffee tại tòa nhà Pax Sky (Q.Bình Thạnh, TP.HCM).

Theo tìm hiểu, sau nhiều vụ tranh chấp, nhiều người cho thuê và bên thuê cũng làm lại hợp đồng chắc chắn hơn.

"Nhà mình đồng ý giảm 50% tiền thuê mặt bằng, nếu cửa hàng của bên thuê bị đóng hoàn toàn do xảy ra sự kiện bất khả kháng. Họ đang xem xét để chốt phụ lục", bà P. (Hà Nội) nói và cho biết bên thuê của bà vẫn chưa thanh toán xong tiền thuê mặt bằng nhiều tháng liền.

Tương tự, anh T. (TP.HCM) - người được thừa kế một mặt bằng đang cho Thế Giới Di Động thuê - cũng cho biết trước giờ không quá quan tâm vào hợp đồng, nhưng sau khi nhận hàng loạt công văn đã khiến anh "thuộc luôn các điều khoản trong hợp đồng. Sau này có ký gì cũng cẩn thận, không như trước".

Nhiều người cũng cho hay nếu các hợp đồng được ký trước kia không có điều khoản bất khả kháng thì sau này nhất định sẽ bổ sung vào, trong đó nêu cụ thể trường hợp được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, các mức giảm phí thuê...

Vừa nới lỏng, giá mặt bằng tăng lạiVừa nới lỏng, giá mặt bằng tăng lại

TTO - Không ít người buôn bán "méo mặt" khi kinh doanh vẫn ế ẩm nhưng chủ nhà đã đòi tăng lại tiền cho thuê sau khi giảm, thậm chí còn muốn tăng thêm tiền cho thuê.

Xem thêm: mth.42440103280211202-ion-teh-uihc-gnuc-nol-peihgn-hnaod-nal-iaht-eropagnis-gnab-oac-gnab-tam-euht-ohc-aig/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giá cho thuê mặt bằng cao bằng Singapore, Thái Lan, doanh nghiệp lớn cũng chịu hết nổi”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools