Tháng 10, giá rau tươi tăng khoảng 15,9% so với cùng kỳ năm 2020, do lũ lụt và thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến sản lượng nông sản của các trang trại trên khắp cả nước.
Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết, dù nguồn cung rau thực chất có cải thiện trong tháng 11, nhưng giá rau vẫn tăng 6,8% so với tháng 10.
Hiện các nhà đầu tư đang theo dõi sát sao liệu giá thực phẩm tăng nóng, trong khi hoạt động kinh tế giảm tốc có tiếp tục kéo tụt tăng trưởng của Trung Quốc hay không.
Những tháng gần đây, giới chuyên gia đã cảnh báo về nguy cơ xảy ra tình trạng lạm phát đình trệ (stagflation) tại Trung Quốc. Đây là hiện tượng giá cả leo thang gây ra lạm phát, đồng thời tăng trưởng thấp khiến kinh tế đình trệ.
Trong tháng 11, giá các loại thực phẩm tại Trung Quốc đã tăng mạnh với mức tăng 1,6% so với cùng kỳ hàng năm trong bối cảnh giá thực phẩm trên toàn cầu tăng vọt.
Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc cho rằng chỉ số giá lương thực toàn cầu đã tăng vọt 27,3% so với cùng kỳ hàng năm trong tháng 11, mức cao nhất kể từ tháng 7/2011.
CNBC dẫn số liệu của cơ quan thống kê Trung Quốc cho biết, giá trứng gia cầm tại nước này cũng đã tăng 20,1% so với cùng kỳ năm 2020 trong tháng 11. Trong khi giá cá nước ngọt cũng tăng 18%.
Giá thịt lợn, mặt hàng chủ lực trong khẩu phần ăn của người dân Trung Quốc, vẫn neo ở mức cao so với cùng kỳ hàng năm, dù đã giảm 32,7% so với năm ngoái. Tuy nhiên, so với tháng 11, giá thịt lợn vẫn tăng 12,2%.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 tăng ít hơn dự kiến do giá thịt lợn giảm mạnh, kéo tụt mức tăng chung. So với cùng kỳ năm 2020, CPI tháng 11 năm nay chỉ nhích khoảng 2,3%, thấp hơn so với mức dự đoán 2,5% trong cuộc thăm dò của Reuters với các chuyên gia.
Ngoài ra, Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc còn cho biết chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 11 tăng khoảng 12,9% so với cùng kỳ 2020, vượt dự đoán ban đầu là 12,4%. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn chậm hơn so với mức tăng 13,5% của tháng trước đó.
Chỉ số PPI tăng lên chủ yếu do giá các nguyên liệu thô như: quặng sắt, than, xi măng, dầu thô, khí đốt... tăng phi mã trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, nguồn cung một số hàng hóa khan hiếm.
VTV.vn - Dịch bệnh kéo dài cùng với thiên tai đã làm vùng trồng rau ở Trung Quốc giảm mạnh sản lượng khiến giá rau nước này tăng vọt.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.1642917190211202-03-noh-tov-gnat-couq-gnurt-iat-uar-aig/et-hnik/nv.vtv