vĐồng tin tức tài chính 365

Ông Trần Vĩnh Tuyến: "Không có chuyện vì nể nang, biết sai mà vẫn ký"

2021-12-10 07:17

Chiều 9/12, Tòa án Nhân dân TPHCM tiếp tục xét xử bị cáo Trần Vĩnh Tuyến - nguyên Phó Chủ tịch UBND TPHCM, cùng đồng phạm, về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát lãng phí.

Liên quan tới vụ án, bị cáo Lê Tấn Hùng - nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI) - bị xét xử về tội tham ô tài sản và vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát lãng phí.

Ông Trần Vĩnh Tuyến: Không có chuyện vì nể nang, biết sai mà vẫn ký - 1

Bị cáo Trần Trọng Tuyến cho rằng ông đã thận trọng trong việc chấp thuận dự án. (Ảnh: Hải Long).

Trả lời câu hỏi của Viện kiểm sát liên quan trong chuyển nhượng dự án nhà ở tại phường Phước Long B, quận 9 từ SAGRI sang cho Tổng công ty Phong Phú, ông Trần Vĩnh Tuyến trình bày sau khi lấy ý kiến sở ngành liên quan, ngoài việc tuân theo luật kinh doanh bất động sản, luật doanh nghiệp, việc chuyển nhượng dự án phải tuân thủ luật quản lý sử dụng vốn... và các luật khác.

Theo ông Tuyến thì ban đầu ông đã thận trọng yêu cầu phía văn phòng rà soát lại. Sau khi văn phòng rà soát lại không có sai sót nên mới ký quyết định chấp thuận cho chuyển nhượng dự án trên.

"Bị cáo không thể nào đọc hết kết luận thanh tra được nên giao văn phòng rà soát và báo cáo cho ủy ban. Bị cáo chịu trách nhiệm giải quyết công việc của nửa TPHCM, không thể xem xét hết. Bị cáo thấy mình thiếu trách nhiệm", ông Trần Vĩnh Tuyến nói.

Trả lời câu hỏi của Viện kiểm sát về việc đã nhận thấy hồ sơ chưa đủ căn cứ nhưng vẫn ký, ông Tuyến cho rằng không có chuyện ông biết sai mà vẫn ký.

Ông Trần Vĩnh Tuyến: Không có chuyện vì nể nang, biết sai mà vẫn ký - 2

Ông Tuyến khẳng định không có chuyện biết sai vẫn ký. (Ảnh: Hải Long).

Về lời khai " làm sai do nể nang ông Lê Tấn Hùng, em trai Bí thư Thành ủy TPHCM", ông Tuyến khẳng định ông "nể nang vì tình cảm, tôn trọng chứ không phải nể nang biết sai mà vẫn ký".

Tiếp đó, bị cáo Trần Trọng Tuấn - nguyên Giám đốc Sở Xây dựng - trình bày, khi thẩm định hồ sơ SAGRI đã rất cẩn trọng vì đây là một doanh nghiệp nhà nước. Việc làm văn bản hỏi ý kiến Chi cục Tài chính Doanh nghiệp thuộc Sở Tài chính là thể hiện sự chặt chẽ của hội đồng.

"Hồ sơ đủ điều kiện chuyển nhượng tuy nhiên đây là dự án liên quan đến việc quản lý vốn Nhà nước kinh doanh nên trước khi tham mưu cho UBND TP thì đề nghị Sở Tài chính có ý kiến để đảm bảo chặt chẽ không sai sót", bị cáo Tuấn trình bày.

Ông Trần Vĩnh Tuyến: Không có chuyện vì nể nang, biết sai mà vẫn ký - 3

Bị cáo Trần Trọng Tuấn kêu oan. (Ảnh: Hải Long).

Việc làm công văn hỏi là thể hiện sự cẩn trọng trong việc quản lý chuyển nhượng vốn đầu tư doanh nghiệp Nhà nước ra ngoài doanh nghiệp. Nếu có vướng mắc trong điều kiện, thủ tục sẽ dừng hồ sơ.

Về quá trình thực hiện công vụ, bị cáo Tuấn nói vụ việc này giờ nói áp dụng Luật Kinh doanh bất động sản trước hay Luật Quản lý vốn tài sản Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp trước thì thực ra không có quy định nào. Nhưng với trách nhiệm của mình bị cáo đã áp dụng đúng Luật Kinh doanh bất động sản. Và tờ trình không có điểm nào trái với Luật Quản lý vốn tài sản Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.

Bị cáo Trần Trọng Tuấn khẳng định mình đã làm hết trách nhiệm.

Ông Trần Vĩnh Tuyến: Không có chuyện vì nể nang, biết sai mà vẫn ký - 4

Bị cáo Lê Tấn Hùng cho rằng mình không có vụ lợi trong hành vi bị cáo buộc tham ô tài sản. (Ảnh: Hải Long).

Sau đó, đại diện Viện kiểm sát xét hỏi bị cáo Lê Tấn Hùng về hành vi lấp khống 10 hồ sơ, tham ô số tiền 13 tỷ đồng.

Bị cáo Hùng thừa nhận hành vi trên của mình là không đúng nhưng đề nghị hội đồng xét xử xem xét vì không có động cơ chiếm đoạt tài sản của Nhà nước.

Ngày mai (10/12), phiên tòa tiếp tục xét hỏi.

Xuân Duy

Xem thêm: mth.27793928190211202-yk-nav-am-ias-teib-gnan-en-iv-neyuhc-oc-gnohk-neyut-hniv-nart-gno/taul-pahp/nv.moc.irtnad

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ông Trần Vĩnh Tuyến: "Không có chuyện vì nể nang, biết sai mà vẫn ký"”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools