vĐồng tin tức tài chính 365

Thúc đẩy kết nối kinh doanh, liên kết doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

2021-12-16 11:58

Hơn 170 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thuộc nhiều lĩnh vực từ điện tử, thiết bị, phụ tùng ô tô... đã mang đến nhiều sản phẩm để có thể kết nối, trao đổi công nghệ và tìm kiếm đối tác mới.

Để sản xuất được cánh các thiết bị bay, dùng để vận chuyển hàng hoặc người, có thể chịu được tải trọng và sự thay đổi nhiệt độ trên cao, doanh nghiệp phải đầu tư dây chuyền khoảng 5 triệu USD. Ở Việt Nam, có chưa đến 10 doanh nghiệp sản xuất được.

Mang đến triển lãm nhiều sản phẩm từ nhựa, các chi tiết với độ khó cao, Công ty TNHH Công nghiệp Haast Việt Nam cho biết họ đã phải đầu tư đồng bộ nhà máy và dây chuyền công nghệ cao, với kỳ vọng sẽ kết nối được nhiều đối tác trong và ngoài nước.

"Chúng tôi phát triển từ giai đoạn ý tưởng, thiết kế sản phẩm, hợp tác với các hãng nước ngoài trong 3 lĩnh vực. Một là các thiết bị vận chuyển hàng không, tàu thủy, tàu hỏa, ô tô, xe điện và các thiết bị bay hiện đại. Hai là là các đồ gia dụng chất lượng cao. Thứ ba là các mô hình khoa học", ông Dương Nguyên Thành, Phó Chủ tịch phụ trách điều hành Công ty TNHH Công nghiệp Haast Việt Nam, cho hay.

Thúc đẩy kết nối kinh doanh, liên kết doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ - Ảnh 1.

Để gia tăng hiệu quả hoạt động, nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ áp dụng các giải pháp số hóa nhà máy. (Ảnh minh họa - Ảnh: NLĐ)

Hơn 30 năm phân phối các loại động cơ máy nhập khẩu từ nước ngoài, Weichai Việt Nam cho biết cũng đang tìm kiếm cơ hội để có thể phát triển sâu hơn trong lĩnh vực chế biến chế tạo tại Việt Nam. Vì hiện chưa có nhiều doanh nghiệp trong nước chế tạo được động cơ.

"Là tập đoàn đa quốc gia về chế tạo động cơ, chúng tôi mong muốn Chính phủ tạo điều kiện để xây dựng nhà máy và đặt nền tảng cho nhà máy sản xuất, chế tạo máy tại Việt Nam trong tương lai", ông Nguyễn Đức Giang, Giám đốc Marketing - Weichai Việt Nam, bày tỏ.

Để gia tăng hiệu quả hoạt động, nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cũng áp dụng các giải pháp số hóa nhà máy. Thông qua công nghệ, doanh nghiệp có thể theo dõi được toàn bộ quá trình sản xuất, vận hành, nâng cao tính liên kết trong từng dây chuyền.

"Có thể nhìn được sản lượng một cách tự động, ghi chép được các vấn đề trong quá trình sản xuất, như máy dừng, máy lỗi, máy hỏng và các điều kiện gia công một cách tự động, thay vì làm bằng tay", ông Nguyễn Văn Hiệp, Giám đốc kinh doanh CTCP Công nghệ ITG Việt Nam, cho hay.

Gần 200 gian hàng tại triển lãm sẽ tiếp tục mở cửa đến ngày mai (17/12), Bộ Công Thương cho biết sự kiện tạo cơ hội hình thành, phát triển chuỗi giá trị trong nước thông qua thu hút đầu tư và thúc đẩy kết nối kinh doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp đa quốc gia.

Công nghiệp hỗ trợ nội địa tồn tại nhiều thách thứcCông nghiệp hỗ trợ nội địa tồn tại nhiều thách thức

VTV.vn - Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, công nghiệp hỗ trợ trong nước mới chỉ có chưa đến 300 nhà cung ứng đáp ứng được công ty đa quốc gia.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.33122150161211202-ort-oh-peihgn-gnoc-peihgn-hnaod-tek-neil-hnaod-hnik-ion-tek-yad-cuht/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thúc đẩy kết nối kinh doanh, liên kết doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools