Người dân TP Đà Nẵng đi lấy mẫu xét nghiệm gộp hồi tháng 5 - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Bà Thủy cho biết sau khi nhận được các thông tin trên truyền thông liên quan đến Công ty cổ phần Việt Á, đơn vị đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng (CDC Đà Nẵng) báo cáo các nội dung liên quan.
Theo Sở Y tế Đà Nẵng, để phục vụ công tác chống dịch cấp bách vào thời điểm tháng 5-2021, CDC Đà Nẵng có đề xuất mua sắm 70.000 test sinh phẩm xét nghiệm LightPower iVA SARS-CoV-2 1stRT-IPCR Kit, hãng sản xuất Việt Á Việt Nam (Công ty cổ phần Việt Á) với đơn giá dự toán 509.250 đồng/ test.
Theo đó, cơ sở xây dựng giá dự toán của mặt hàng trên gồm 3 báo giá thị trường và các quyết định trúng thầu trước đó được công khai tại cổng công khai kết quả đấu thầu Bộ Y tế theo quy định.
Đến ngày 2-7, Bộ Y tế cập nhật giá bán công khai sinh phẩm là 470.000 đồng/test cho đơn hàng mua dưới 500.000 test và đơn giá 367.500 đồng/test với đơn hàng mua từ 500.000 đến dưới 1.000.000 test.
Trên cơ sở đề xuất của CDC Đà Nẵng, Sở Y tế đã phối hợp với các cơ quan có liên quan trình UBND TP Đà Nẵng phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu 3 gói thầu, với tổng số lượng mua sắm 200.000 test với đơn giá 367.500 đồng.
Về thủ tục mua sắm, bà Thủy cho biết hội đồng thẩm định Sở Y tế thực hiện thẩm định hồ sơ và xin ý kiến Hội đồng mua sắm phòng, chống dịch COVID-19 TP Đà Nẵng (gồm các thành viên Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính, Công an TP Đà Nẵng).
Quá trình thực hiện tuân thủ quy trình đầy đủ gồm việc lấy ý kiến Sở Tài chính về giá dự toán mua sắm để tổng hợp và xây dựng báo cáo trước khi trình UBND TP Đà Nẵng mua sắm và kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Trong năm nay, Đà Nẵng ghi nhận ca mắc cộng đồng đầu tiên vào ngày 3-5, sau đó dịch nhanh chóng lây lan rộng trong cộng đồng dân cư, buộc TP phải áp dụng các biện pháp phòng chống dịch triệt để.
Với hơn 150 ca mắc cộng đồng vào thời điểm đó nên TP phải tiến hành xét nghiệm diện rộng. Trong tháng 5-2021, TP thực hiện xét nghiệm RT-PCR cho hơn 408.000 lượt người, trong đó xét nghiệm đại diện hộ gia đình trên 155.000 trường hợp.
Theo bà Thủy, quá trình chống dịch, CDC Đà Nẵng chủ động tham mưu và tổ chức thực hiện tăng cường giám sát, xét nghiệm chủ động theo quy định, trong đó thực hiện phương pháp gộp mẫu (theo hình thức gộp que đến và gộp ống) gộp 10 mẫu, 20 mẫu và thậm chí 30 mẫu để vừa đảm bảo tính kịp thời, tăng năng suất xét nghiệm vừa có tính tiết kiệm.
Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, vào tháng 5-2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có quyết định tặng bằng khen cho CDC Đà Nẵng, Sở Y tế TP Đà Nẵng đã có thành tích trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, ghi nhận nỗ lực của Đà Nẵng là nơi đầu tiên trong cả nước sáng kiến và triển khai thành công việc xét nghiệm mẫu gộp 5, trở thành kinh nghiệm áp dụng cho các địa phương khác trên cả nước.
Cụ thể trong đợt dịch thứ hai vào năm 2020, phương pháp lấy mẫu gộp 5 đã cho thấy lợi ích thiết thực, tiết kiệm về chi phí xét nghiệm giảm xuống còn gần 12 tỉ đồng, thay vì hơn 55,4 tỉ đồng nếu xét nghiệm mẫu đơn.
TTO - Nhằm giảm chi phí xét nghiệm và rút ngắn thời gian xác định trường hợp mắc COVID-19, ngành y tế TP Đà Nẵng thống nhất sử dụng kết quả test nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2 trong việc phát hiện, xác định người nhiễm và khỏi bệnh.
Xem thêm: mth.60075446102211202-hnirt-yuq-gnud-a-teiv-auc-tset-aum-ion-gnan-ad/nv.ertiout