vĐồng tin tức tài chính 365

Phó Ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm chỉ ra loạt bất cập trong hoạt động báo chí

2021-12-24 12:21
Phó Ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm chỉ ra loạt bất cập trong hoạt động báo chí - Ảnh 1.

Ông Trần Thanh Lâm, phó trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương, phát biểu tại hội nghị - Ảnh: Q.P.

Còn giật "tít" phản cảm, sai lệch bản chất

Ông Trần Thanh Lâm, phó trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết tại hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022, do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức ngày 24-12, tại Hà Nội.

Theo ông Lâm, thông tin trên báo chí có nội dung chưa bao quát, toàn diện, chưa phản ánh đầy đủ hoạt động đa dạng của xã hội, nhất là đối với một số tạp chí thuộc các hội, viện, còn nặng về phản ánh mặt trái, tiêu cực của xã hội, việc giật "tít" phản cảm, sai lệch bản chất chưa có nhiều chuyển biến.

Một số trường hợp, thông tin trên báo chí còn chậm, chưa kịp thời định hướng dư luận xã hội, nhất là các vụ việc phức tạp, nhạy cảm, còn chạy theo mạng xã hội.

Cũng theo lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, một số cơ quan báo chí hoạt động xa rời, không bám sát tôn chỉ, mục đích. Tỉ lệ tin, bài có nội dung gây tâm lý hoang mang, lo ngại về tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn còn cao.

Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú, cộng tác viên của một số cơ quan báo chí hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích, vượt quá chức năng, nhiệm vụ được giao, gây phiền hà cho các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước.

Có trường hợp phóng viên vi phạm luật và đạo đức nghề nghiệp, câu kết với một số đối tượng xấu nhằm sách nhiễu, vòi vĩnh doanh nghiệp, cơ quan, ép ký hợp đồng quảng cáo, đăng tải tin, bài thiên lệch quá nhiều vào mặt trái.

Một số chương trình liên kết trên truyền hình, tập trung ở các chương trình giải trí, trò chơi truyền hình, truyền hình thực tế, chưa được quản lý chặt chẽ, đã để xảy ra một số sai sót như hình ảnh, lời thoại phản cảm, thiếu tính thẩm mỹ, giáo dục…

Tình trạng vi phạm quy định quảng cáo vẫn diễn ra, một số cơ quan báo, tạp chí điện tử hợp tác quảng cáo tự động với mạng lưới quảng cáo xuyên biên giới nhưng không kiểm soát được nội dung quảng cáo.

Việc cung cấp thông tin cho báo chí còn lúng túng

Về phía các cơ quan quản lý nhà nước, ông Lâm cũng chỉ ra một số hạn chế như khi xảy ra các vấn đề "nóng" được xã hội quan tâm, diễn biến nhanh, nhất là trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, việc cung cấp thông tin cho báo chí còn lúng túng, chưa kịp thời, thiếu thống nhất gây ảnh hưởng đến định hướng thông tin, tuyên truyền trên báo chí.

Về kinh tế báo chí, Ban Tuyên giáo Trung ương đánh giá trong năm 2021 hoạt động kinh tế báo chí tiếp tục gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng đại dịch COVID-19, cùng với sự chi phối, cạnh tranh của các nền tảng xuyên biên giới, mạng lưới quảng cáo xuyên biên giới.

Số liệu của Ban Tuyên giáo Trung ương ghi nhận đến ngày 30-11-2021, cả nước có 816 cơ quan báo chí, trong đó có: 114 báo, 116 tạp chí thực hiện hai loại hình, 557 báo và tạp chí in, 29 báo và tạp chí điện tử; 72 cơ quan có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình và 05 đơn vị hoạt động truyền hình không có hạ tầng phát sóng riêng.

Cả nước có khoảng 40.000 người đang làm việc tại các cơ quan báo chí, trong đó có 17.161 người được cấp thẻ nhà báo.

Phó Ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm chỉ ra loạt bất cập trong hoạt động báo chí - Ảnh 2.

Toàn cảnh hội nghị báo chí toàn quốc năm 2021 - Ảnh: Q.P

Nhiều cơ quan báo chí đã tạo niềm tin cho nhân dân

Ban Tuyên giáo Trung ương ghi nhận trong năm 2021 các cơ quan báo chí đã thực hiện nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng thông tin của Đảng, Nhà nước, bám sát mục tiêu giữ vững ổn định chính trị, tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ.

Báo chí là diễn đàn tin cậy của nhân dân, nhiều báo đã chủ động, kịp thời, thông tin hiệu quả về những vấn đề lớn của đất nước, có nội dung thông tin thể hiện rõ vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận và tạo sự đồng thuận xã hội.

Theo đó, các cơ quan báo chí đã tuyên truyền nhanh nhạy, kịp thời, chính xác, hiệu quả về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; các hoạt động đối ngoại cấp cao; các hội nghị toàn quốc về nội chính, xây dựng đảng, đối ngoại, văn hóa…

Đặc biệt, công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch COVID-19 rất rõ nét, kịp thời, công bằng, phù hợp, có tính định hướng về diễn biến tình hình, các quan điểm, chỉ đạo, giải pháp chống dịch của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống COVID-19.

Cũng trong năm 2021, các cơ quan báo chí đã chú trọng nhiều hơn đến tuyên truyền nêu gương người tốt, việc tốt, các mô hình phòng, chống dịch, phục hồi kinh tế hiệu quả, nhất là tinh thần vượt khó khăn, chia sẻ, cộng đồng trách nhiệm.

Xem thêm: mth.76621930142211202-ihc-oab-gnod-taoh-gnort-pac-tab-taol-ar-ihc-mal-hnaht-nart-gnou-gnurt-oaig-neyut-nab-ohp/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Phó Ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm chỉ ra loạt bất cập trong hoạt động báo chí”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools