vĐồng tin tức tài chính 365

Nâng cao hiệu quả xử lý tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng qua thi hành án

2022-12-02 13:18

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Thống đốc NHNN Việt Nam Phạm Tiến Dũng ghi nhận, trong những năm qua, hoạt động thi hành án dân sự (THADS) nói chung, thi hành án kinh doanh thương mại nói riêng đã có những chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng bảo đảm an ninh, an toàn xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước.

Đối với hoạt động ngân hàng, công tác THADS đối với các bản án, quyết định của Tòa án về tranh chấp tín dụng, ngân hàng có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, là khâu quyết định hiệu lực trên thực tế của các bản án, quyết định của Tòa án, góp phần thực thi kỷ luật Hợp đồng, khơi thông dòng vốn tín dụng ngân hàng, luân chuyển đến địa chỉ sử dụng hiệu quả hơn, giúp các TCTD đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu theo chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.

Thời gian qua, công tác này đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ của lãnh đạo Bộ Tư pháp, lãnh đạo Tổng cục THADS. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp đã phối hợp chặt chẽ với NHNN triển khai Quy chế số 01/QCPH/NHNNVN-BTP ngày 18/3/2015 về việc phối hợp trong công tác THADS liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng như hàng năm tổ chức các Hội nghị rà soát công tác thi hành án; tại một số địa phương, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và Cơ quan thi hành án đã ký kết quy chế phối hợp, tổ chức họp liên ngành để lắng nghe các vướng mắc…

Tổng Cục THADS đã ban hành kế hoạch công tác của Tổ xử lý nợ xấu; đồng thời thường xuyên có văn bản chỉ đạo Cơ quan THADS địa phương đẩy nhanh tiến độ. Qua đó, đã giúp nhiều vụ việc THADS về tín dụng ngân hàng có giá trị lớn, tồn đọng nhiều năm được xử lý kịp thời, dứt điểm, góp phần hỗ trợ các TCTD từng bước được xử lý, đưa tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống trở về mức an toàn.

Ông Đặng Văn Huy, Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ 1, Tổng cục THADS, Bộ Tư pháp cho biết, theo số liệu thống kê năm 2022, đã thi hành xong số việc là 6.215 việc (đạt 27,66% trên số có điều kiện), tăng 1.712 việc so với cùng kỳ năm 2018, số tiền thu được trên 22.544 tỷ đồng (đạt 29,41% trên số có điều kiện), tăng gần 4.300 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021. Tỷ lệ thi hành xong năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021 tăng 7,39% về việc, tăng 4,1% về tiền.

Đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 và Quy chế phối hợp giữa Bộ Tư pháp và NHNN mặc dù đã thu được những kết quả tích cực, tuy nhiên theo Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng, việc tổ chức thi hành án tín dụng ngân hàng trên thực tế còn tồn tại, bất cập, chưa đảm bảo quyền của chủ nợ có bảo đảm, gây rủi ro cho bên nhận bảo đảm. Lượng án tín dụng ngân hàng tồn đọng khối lượng lớn, trong khi khối lượng án phát sinh thêm hàng năm vẫn tiếp tục tăng, dẫn đến quá tải trong thi hành các bản án tín dụng ngân hàng tại các cơ quan thi hành án.

Nguyên nhân chủ yếu của những bất cập hiện nay do quy định pháp luật thi hành án và pháp luật liên quan chưa đồng bộ, thống nhất, thiếu cụ thể, rõ ràng và do việc hiểu, áp dụng pháp luật của cơ quan thi hành án, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và cả từ phía bản thân các TCTD.

nang cao hieu qua xu ly tai san bao dam cua to chuc tin dung qua thi hanh an

Toàn cảnh Hội thảo

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Quang Thái – Tổng cục trưởng Tổng cục THADS thừa nhận thực tế việc xử lý TSBĐ của các TCTD thông qua THADS về cơ bản rất phức tạp do các vụ việc phải đưa ra tòa xét xử, thi hành án là những vụ việc mà các bên không thể tự giải quyết, nhiều vụ việc nguồn gốc tài sản phức tạp, không đầy đủ rõ ràng; nhiều vụ việc có sự tranh chấp quyết liệt, gay gắt giữa các bên.

Bên cạnh kết quả đạt được thì công tác xử lý TSBĐ, thu hồi tiền tài sản cho các TCTD còn hạn chế. Nhiều việc chưa giải quyết dứt điểm; số vụ việc phải tiến hành cưỡng chế vẫn còn nhiều. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có thể kể đến như: một số quy định của pháp luật còn chưa hoàn thiện dẫn đến khó khăn trong xử lý tài sản; hiệu quả công tác phối hợp của một số cơ quan hữu quan có nơi, có lúc còn chưa cao, nhất là trong việc xác minh, đo vẽ, xác định ranh giới, hiện trạng để xử lý quyền sử dụng đất, khấu trừ tiền trong tài khoản...

Báo cáo cụ thể về vướng mắc xử lý TSBĐ, ông Nguyễn Thành Long – Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế Ngân hàng VNBA cho biết, theo quy định tại Luật THADS, đơn yêu cầu phải có nội dung thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Quy định này bắt buộc người yêu cầu thi hành án phải có thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Trong khi đó, người được thi hành án khó có thể tự xác minh được điều kiện của người phải thi hành án do không có chuyên môn nghiệp vụ để thu thập xác minh tài sản của người phải thi hành án, đây là một trong những khó khăn trong thực tiễn, cơ quan chức năng cần xem xét, có biện pháp tháo gỡ phù hợp.

Tại Hội thảo, các đại biểu cũng chia sẻ một số bất cập trong quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý TSBĐ; về thời gian xác minh trong trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án,… gây khó khăn cho công tác xử lý TSBĐ, thu hồi nợ xấu,…

Để công tác xử lý TSBĐ, thu hồi nợ xấu của ngành ngân hàng đạt hiệu quả cao hơn, nhất là công tác xử lý TSBĐ thông qua thi hành án, ngoài việc hoàn thiện thể chế, Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng cho rằng, rất cần sự phối hợp đồng bộ của các bộ ngành và các cơ quan liên quan.

PV

Xem thêm: 918545VBS=emaNcoDd?001mc/sknil/iv/latrop/retnecbew/nv.vog.vbs.www

Comments:0 | Tags: Tín dụng

“Nâng cao hiệu quả xử lý tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng qua thi hành án”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools