vĐồng tin tức tài chính 365

Cơ hội để phát triển nhà ở xã hội khi có đường vành đai 3, 4

2022-12-02 16:19

Sáng 2-12, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM đã tổ chức hội thảo Cơ chế chính sách nhà ở xã hội trên địa bàn TP.HCM theo quan điểm liên kết vùng. Theo ông Phạm Bình An, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP, trong 20 năm qua, việc phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) tại TP.HCM vẫn còn những khó khăn, vướng mắc trong việc thu hút đầu tư trong bối cảnh quỹ đất phát triển nhà ở tại đô thị ngày càng khan hiếm.

Cơ hội để phát triển nhà ở xã hội khi có đường vành đai 3, 4  ảnh 1

Ông Phạm Bình An, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP. Ảnh Quốc Anh

Ông An cho rằng, với lợi thế là hạt nhân trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, TP.HCM có nhiều cơ hội trong việc phát triển nhà ở dựa trên mối quan hệ liên kết vùng với các tỉnh, thành lân cận, tạo động lực để phát triển cho toàn vùng. Đồng thời, việc này cũng giải quyết được các vấn đề căn cơ trong phát triển NƠXH của TP.

Tại hội thảo, các chuyên gia đều nhận định nhu cầu NƠXH hiện nay là rất lớn những thực tế đáp ứng còn rất khiêm tốn. Trong khi đó, quỹ đất ở dành cho việc NƠXH ngày càng khan hiếm.

Vì vậy, để giải quyết bài toán về NƠXH trong tương lai, TP.HCM hướng đến các tỉnh thành lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh… Bởi so với TP.HCM thì các khu vực này hiện vẫn còn nhiều quỹ đất để phát triển loại hình nhà ở này.

Theo tính toán của nhóm tác giả Trung tâm mô phỏng và Dự báo kinh tế - xã hội thuộc Viện Nghiên cứu phát triển TP thì khoảng tám năm nữa (2030), nhu cầu NƠXH của TP sẽ đạt gần 58.000 căn hộ.

Thời điểm đó, các dự án đường vành đai 3, 4 kết nối giữa TP.HCM và các tỉnh miền Đông và miền Tây sẽ thúc đẩy các dự án NƠXH phát triển ở các tỉnh trong vùng. Vấn đề về khoảng cách di chuyển giữa các tỉnh và TP.HCM sẽ được thu hẹp.

Cơ hội để phát triển nhà ở xã hội khi có đường vành đai 3, 4  ảnh 2Một dự án nhà ở cho công nhân thuê tại khu chế xuất Linh Trung, Thủ Đức. Ảnh VH

“NƠXH xây dựng ở các tỉnh lân cận sẽ có giá rẻ hơn tại TP.HCM, là cơ hội để hiện thực hóa sở hữu NƠXH của người dân và cũng là điều kiện để giảm bớt áp lực NƠXH tại TP” - nhóm tác giả đánh giá.

Phân tích thêm về vấn đề này, nhóm tác giả cho rằng, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trong những năm sắp tới sẽ kéo gần khoảng cách giữa các tỉnh trong vùng với TP.HCM. Các phương tiện vận chuyển tốc độ cao, nhanh chóng sẽ giúp người dân sinh sống ở trong vùng có thể đến TP.HCM làm việc một cách thuận lợi.

Khi khoảng cách không còn là vấn đề phải cân nhắc trong việc lựa chọn nơi cư trú thì việc chuyển nhà ở từ TP.HCM ra các tỉnh trong vùng là xu hướng tất yếu. Cuộc cách mạng 4.0 đã gián tiếp kéo xu hướng bố trí các dự án NƠXH tại các tỉnh trong vùng, phù hợp với mức thu nhập và kỳ vọng của người dân.

Nhóm tác giả cho rằng, yếu tố liên kết vùng sẽ được đặt vào vị thế quan trọng, hàng đầu trong việc giải quyết nhu cầu về NƠXH cho người dân đang làm việc tại TP.HCM trong thời gian tới đây.

Trong nhóm giải pháp về kinh tế nhóm tác giả cũng đề xuất, TP và các tỉnh trong vùng cần phối hợp để có những chính sách thu hút đầu tư vào NƠXH ở các tỉnh lân cận để giảm áp lực về giá cả cho người dân cũng như giảm sức ép cho TP.HCM. Việc thu hút đầu tư NƠXH vào các tỉnh trong vùng cũng giúp các địa phương này phát triển kinh tế-xã hội.

“TP.HCM không thể phát triển đơn lẻ khi không có sự hỗ trợ về nguồn lực của các tỉnh trong vùng. Vấn đề NƠXH cũng vậy, các tỉnh lân cận có thể trở thành đô thị vệ tinh cùng TP.HCM chăm lo cuộc sống của người dân” - nhóm tác giả phân tích.

Theo Viện Quy hoạch xây dựng TP.HCM, giải pháp phát triển NƠXH trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam cần theo định hướng liên kết vùng về các mặt: quy hoạch, kết nối giao thông và chia sẻ nguồn lực lẫn nhau giữa các tỉnh trong vùng.

VIỆT HOA

Xem thêm: lmth.834017tsop-4-3-iad-hnav-gnoud-oc-ihk-ioh-ax-o-ahn-neirt-tahp-ed-ioh-oc/nv.olp

“Cơ hội để phát triển nhà ở xã hội khi có đường vành đai 3, 4”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools