vĐồng tin tức tài chính 365

Sau VO247, tới Fiin Credit mất thanh khoản, thêm câu hỏi về mô hình app cho vay P2P

2022-12-04 03:07

Theo thông báo được gửi tới nhà đầu tư ngày 3/12/2022, Công ty cổ phần Đổi mới công nghệ tài chính Fiin, đơn vị điều hành ứng dụng cho vay ngang hàng (P2P Lending) Fiin Credit cho biết, trong nhiều tháng nay, tình hình kinh tế có nhiều biến động tiêu cực. Đặc biệt là những tuần gần đây đã liên tục xảy ra sự việc các doanh nghiệp không thanh toán được trái phiếu đúng hạn và doanh nghiệp mất khả năng thanh toán cho nhà đầu tư trên nền tảng cho vay ngang hàng P2P Lending.

Rất nhiều biến động tiêu cực, dồn dập đã tạo áp lực lớn về dòng tiền và hoạt động kinh doanh của các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính, đầu tư, bất động sản nói chung khi nhà đầu tư/người gửi tiền liên tục thực hiện rút tiền trên các hệ thống dịch vụ; trong khi các đơn vị/cá nhân vay tiền thì liên tục cần được gia hạn để sắp xếp lại kỳ hạn trả nợ.

“Với lượng yêu cầu rút tiền liên tục tăng cao mỗi ngày trong thời gian gần đây, có thể công ty chúng tôi cũng khó tránh khỏi ảnh hưởng và dẫn tới nguy cơ phải dừng hoạt động”, thông báo của Fiin Credit cho biết.

Trong bối cảnh này, Fiin Credit đưa ra đề xuất, nhà đầu tư sẽ ký hợp đồng cho Fiin Credit hoặc cá nhân CEO Trần Việt Vĩnh vay toàn bộ số tiền của nhà đầu tư đang có và/hoặc đang đầu tư cho vay trên hệ thống của Fiin Credit. Thời hạn cho vay là 12 tháng, rút gốc 1 lần cuối kỳ. Nhà đầu tư nhận lãi theo chu kỳ 6 tháng 1 lần vào cuối kỳ của tháng thứ 6.

Về lãi suất cho vay, nhà đầu tư vẫn được hưởng lãi suất 20% trong suốt thời hạn của hợp đồng cho vay.

Theo đó, từ ngày 2/12/2022, Fiin Credit sẽ tạm dừng tất cả các giao dịch rút tiền đầu tư cho vay và số dư tài khoản đang có của nhà đầu tư trên hệ thống của Fiin Credit để chuyển sang hợp đồng cho vay với kỳ hạn 12 tháng như thông tin nêu trên.

Fiin Credit là ứng dụng cho vay ngang hàng được sáng lập và phát triển bởi CEO Trần Việt Vĩnh. Tới tháng 1/2021, Fiin Credit có hơn 700.000 người dùng và 6.000 cửa hàng đối tác.

Đáng chú ý, mới đây (ngày 30/11/2022), khi ứng dụng cho vay ngang hàng khác là VO247 cạn thanh khoản, không cho phép nhà đầu tư rút tiền, Fiin Credit và CEO Trần Việt Vĩnh công bố sẽ cùng chịu trách nhiệm trả cả gốc và lãi cho nhà đầu tư. Mục đích là để bảo vệ thị trường chung, tránh xảy ra đổ vỡ dây chuyền.

“Việc cùng VO247 giải quyết các nghĩa vụ với nhà đầu tư là cần thiết để bảo vệ thị trường chung, bảo vệ mô hình dịch vụ mới hình thành tại Việt Nam trong 4-5 năm qua, trong bối cảnh khuôn khổ pháp lý chưa đầy đủ”, ông Trần Việt Vĩnh cho biết tại sự kiện gặp gỡ nhà đầu tư VO247.

Tuy nhiên, hiện tại, cả 2 Công ty đều cùng rơi vào trạng thái cạn thanh khoản, nhà đầu tư đối diện rủi ro không thể thu hồi tiền đầu tư.

Theo thống kê sơ bộ của Ngân hàng Nhà nước, Việt Nam hiện có khoảng 100 công ty P2P Lending (bao gồm cả công ty đã đi vào hoạt động chính thức và một số công ty đang trong giai đoạn thử nghiệm) như Tima, Trust Circle, Vay mượn, Lendmo, Wecash, InterLoan… Tuy nhiên, số doanh nghiệp hoạt động P2P Lending trên thực tế có thể nhiều hơn và rất khó đo lường một cách chính xác số doanh nghiệp triển khai hoạt động P2P Lending tại Việt Nam.

Các hoạt động theo mô hình P2P lending chưa được thừa nhận và bảo hộ bởi pháp luật.

Tuy P2P Lending tại Việt Nam mới phát triển gần đây nhưng các sản phẩm vay vốn trên các nền tảng trực tuyến khá đa dạng, bao gồm vay có tài sản bảo đảm và vay không có tài sản bảo đảm, trong đó chủ yếu là vay không có tài sản bảo đảm.

Với bối cảnh thị trường như hiện nay, sự đổ vỡ của VO247 và tiếp theo là Fiin Credit liệu có là tín hiệu cho thấy hiệu ứng đổ vỡ dây chuyền có thể xảy ra trên thị trường P2P Lending?

Xem thêm: lmth.771113tsop-p2p-yav-ohc-ppa-hnih-om-ev-ioh-uac-meht-naohk-hnaht-tam-tiderc-niif-iot-742ov-uas/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

“Sau VO247, tới Fiin Credit mất thanh khoản, thêm câu hỏi về mô hình app cho vay P2P”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools