vĐồng tin tức tài chính 365

Cú sập của P2P Lending Trung Quốc: Nhà đầu tư mất trắng 115 tỷ USD, 99,5% app biến mất

2022-12-04 09:12

P2P Lending chệch hướng

P2P Lending là mô hình cho vay ngang hàng trên nền tảng công nghệ số, kết nối trực tiếp người đi vay và người cho vay (nhà đầu tư) không thông qua tổ chức tín dụng hay ngân hàng truyền thống nào. Trong đó, các nền tảng/ứng dụng P2P Lending đóng vai trò là trung gian kết nối người muốn cho vay và người cần vay.

Nền tảng cho vay ngang hàng đầu tiên tại Trung Quốc xuất hiện cách đây 14 năm và thị trường cho vay ngang hàng tại đây chứng kiến tốc độ tăng trưởng chóng mặt nhờ sự phổ cập của Internet, cũng như nhu cầu rất lớn từ cả người dân và doanh nghiệp.

Trong báo cáo năm 2014, chính quyền Trung Quốc kỳ vọng đây sẽ là một “sáng kiến tài chính” hiệu quả, giúp giải quyết các vấn đề về vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa - vấn đề tồn tại lâu năm nhưng chưa được xử lý.

Theo số liệu của Chính phủ Trung Quốc, hơn 10.000 nền tảng cho vay ngang hàng đã hiện diện tại Trung Quốc. Ở thời kỳ đỉnh cao, các công ty P2P Lending sở hữu những văn phòng hạng sang, một số mở rộng hoạt động ra thị trường nước ngoài và có giá trị giao dịch hàng năm lên tới 3.000 tỷ nhân dân tệ (460 tỷ USD).

CreditEase, một trong những công ty P2P đầu tiên ra mắt vào năm 2006 đã tiến hành niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán New York vào tháng 12/2015. Giá cổ phiếu của công ty nhanh chóng vượt qua ngưỡng 50 USD/cổ phiếu vào tháng 10/2017 và hiện chỉ giao dịch ở mức 3 USD/cổ phiếu.

Với một lượng lớn dân số chưa thể tiếp cận vốn từ ngân hàng, lĩnh vực tiêu dùng và doanh nghiệp nhỏ gần như bị “từ chối” bởi các nhà băng, sự tăng trưởng chóng mặt của P2P Lending là để phục vụ nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, lượng vốn lớn chảy qua thị trường P2P Lending mà thiếu vắng các quy định cũng như sự kiểm soát chặt chẽ nảy sinh hàng loạt vấn đề.

Trong đó, các ứng dụng/nền tảng P2P đi chệch khỏi định hướng ban đầu chỉ là “nền tảng kết nối” người cho vay và người vay, hoạt động như một “ngân hàng ngầm” khi thu gom tiền để đầu tư, cho vay không đúng mục đích, đưa ra lãi suất cao đối với người cho vay nhằm huy động vốn...

Hoặc các P2P Lending hoạt động theo mô hình Ponzi - lấy tiền người sau trả cho người trước. Theo số liệu của Crowdfund Insider, vào năm 2016, ước tính khoảng 40% số ứng dụng P2P Lending tại Trung Quốc hoạt động theo mô hình Ponzi. Ví dụ, khi Ezubao - một P2P Lending theo mô hình Ponzi phá sản năm 2016 đã gây ra thiệt hại khoảng 9 tỷ USD cho nhà đầu tư.

Thời khắc quyết định của thị trường P2P Lending Trung Quốc là vào cuối năm 2017, khi giới quản lý Trung Quốc nhận ra rủi ro quá lớn với thị trường P2P lending và tiến hành thanh lọc hệ thống.

“Nhà đầu tư cần đặt ra câu hỏi nếu sản phẩm đó có lợi nhuận vượt 6%. Nếu lợi nhuận cao hơn 8%, đó là sản phẩm nguy hiểm. Nếu lợi nhuận hơn 10%, nhà đầu tư cần chuẩn bị tâm lý rằng mình sẽ mất hết tiền gốc”, Guo Shuqing, Chủ tịch Uỷ ban Điều tiết Bảo hiểm và Ngân hàng Trung Quốc (CBIRC) phát biểu.

Đây là lý do giới chức Trung Quốc bắt đầu đưa ra các quy định và tiến hành điều tra hoạt động của các doanh nghiệp P2P Lending. Một số biện pháp quản lý được áp dụng bao gồm yêu cầu ứng dụng P2P Lending thiết lập tài khoản lưu ký dành cho nhà đầu tư và người vay, yêu cầu các nền tảng online đăng ký với giới chức địa phương, yêu cầu tỷ lệ dự trữ tối thiểu…

Những vấn đề chưa được giải quyết

Tới tháng 6/2018, các nền tảng P2P Lending thực hiện các giao dịch với giá trị lên tới 17,8 tỷ nhân dân tệ và các khoản vay đạt 1.300 tỷ nhân dân tệ. Con số này cực kỳ “khổng lồ” bởi cùng giai đoạn, các khoản cho vay mới của hệ thống ngân hàng đạt khoảng 1.800 tỷ nhân dân tệ.

Với việc mô hình P2P Lending chệch hướng trong thời gian dài và giới chức quản lý bắt đầu kiểm soát sát sao hơn, tỷ lệ phá sản của các công ty cho vay ngang hàng gia tăng kể từ tháng 6/2018. Nếu như trong tháng 5/2018, chỉ 10 nền tảng P2P gặp vấn đề thanh khoản thì tới tháng 6, con số này tăng lên 63 công ty. Tính tới cuối tháng 7/2018, 163 nền tảng P2P Lending nằm trong danh sách có vấn đề.

Cú sập của P2P Lending Trung Quốc: Nhà đầu tư mất trắng 115 tỷ USD, 99,5% app biến mất ảnh 1

Số lượng ứng dụng P2P Lending phá sản tăng vọt kể từ năm 2018

Theo Home of Online Lending, một nền tảng tổng hợp dữ liệu, công ty “có vấn đề” là doanh nghiệp trong tình trạng khó có thể trả lại tiền cho nhà đầu tư khi các khoản đầu tư đến hạn thanh toán, bị giới chức quản lý điều tra bởi có dấu hiệu tội phạm, hoặc chủ doanh nghiệp đã ôm tiền của nhà đầu tư bỏ trốn.

Kết quả là, theo CBIRC, ngành công nghiệp cho vay ngang hàng ở nước này gần như đã biến mất. Tính đến cuối tháng 8/2020, chỉ còn 15 nền tảng còn hoạt động, giảm 99,5% so với 2 năm trước. Tới tháng 12/2020, giới chức Trung Quốc tuyên bố đóng cửa tất cả các công ty P2P Lending.

Dù vậy, những hệ luỵ còn kéo dài tới tận hôm nay. Sự kiểm soát của giới chức quản lý và sự sụp đổ của các công ty P2P Lending khiến 115 tỷ USD của các nhà đầu tư vẫn chưa được hoàn trả.

Karen Kong, một người dân Trung Quốc đã không thể ngủ nổi trong nửa năm qua, sau khi biết mẹ của cô đã đầu tư toàn bộ tiền tiết kiệm của gia đình vào một ứng dụng cho vay ngang hàng ít tên tuổi. Số tiền trị giá hơn 1 triệu nhân dân tệ (153.000 USD) tới nay không rõ tăm tích.

Ứng dụng mà mẹ cô đầu tư vào mang tên Jieyue United hiện đã nằm trong danh sách quản lý của chính quyền. Tuy nhiên, ngay cả khi sở hữu các loại giấy tờ chứng minh đầu tư qua ứng dụng này, nhà chức trách vẫn từ chối thanh toán khoản tiền đã đầu tư.

Một báo cáo của Ủy ban Chuyên gia Quốc gia về Công nghệ An ninh Tài chính Internet (NCEIFST) cho biết, đã có ít nhất 50 triệu nhà đầu tư P2P vào cuối tháng 6/2018, với mỗi người đầu tư khoảng 22.788 nhân dân tệ (3.400 USD).

Trong khi đó, theo số liệu của Wdzj.com, một nền tảng thu thập dữ liệu về P2P, khoảng 56% nhà đầu tư cho vay bằng thu nhập chính, với thu nhập hàng tháng vào khoảng 5.000 nhân dân tệ (767 USD) đến 10.000 nhân dân tệ. Đáng chú ý, đa phần chưa có nhận thức rõ ràng về hoạt động của thị trường P2P Lending, tham gia vì sức hấp dẫn của lãi suất cao và cuối cùng cũng là những người “gánh chịu” tất cả.

Chẳng hạn, khi ứng dụng P2P Lending PPMiao phá sản, có khoảng 4.000 nhà đầu tư đã mất trắng 117 triệu USD. Hàng trăm nhà đầu tư tìm tới trụ sở Công ty tại Thượng Hải tìm cách lấy lại tiền, nhưng vô vọng.

Trong giai đoạn 2018 – 2020, khi các nền tảng cho vay ngang hàng lần lượt sụp đổ, hàng loạt nhà đầu tư/người dân đã tìm tới cái chết bởi tuyệt vọng khi mất đi số tiền dành dụm.

Xem thêm: lmth.081113tsop-tam-neib-ppa-599-dsu-yt-511-gnart-tam-ut-uad-ahn-couq-gnurt-gnidnel-p2p-auc-pas-uc/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán p2p app

“Cú sập của P2P Lending Trung Quốc: Nhà đầu tư mất trắng 115 tỷ USD, 99,5% app biến mất”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools