Áp lực bán tiếp tục gia tăng trong phiên chiều, trên sàn HOSE có lúc đã có hơn 400 mã giảm, VN-Index theo đó lùi về gần 1.010 điểm và giằng co trong suốt một giờ đồng hồ với biên độ hẹp.
Sau thời điểm 14h, lực cung giá thấp được tiết chế, trong khi lực mua bắt đáy túc tắc hoạt động, cùng trợ lực từ các bluechip thu hẹp đà giảm và một số như VNM, SAB, VCB đã giúp VN-Index dần hồi phục và lấy lại được ngưỡng MA20 (1.032 điểm).
Dù vậy, chỉ số cũng rất nhanh để tuột mốc này và tiếp tục mất điểm trong phiên ATC, kéo chỉ số về gần 1.020 điểm khi đóng cửa.
Về mặt kỹ thuật, phiên giảm điểm hôm nay dù chưa xuyên qua ngưỡng "tâm lý" 1.000 điểm, nhưng việc VN-Index giảm điểm nhẹ nhưng đã xuyên qua đường MA20 cho một tín hiệu xấu, "tăng không được thì phải giảm", chuỗi đi ngang hơn 2 tuần với biên độ hẹp 1.030-1.080 điểm đang đe dọa bị phá vỡ theo chiều hướng tiêu cực. Nếu trong các phiên tới, chỉ số không được đẩy tăng trở lại thì nguy cơ bước vào đợt downtrend là khá rõ.
Chốt phiên, sàn HOSE có 79 mã tăng và 362 mã giảm, VN-Index giảm 15,27 điểm (-1,47%), xuống 1.023,13 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 1.075 triệu đơn vị, giá trị 17.465,9 tỷ đồng, tăng gần 9% cả về khối lượng và giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 121,3 triệu đơn vị, giá trị 2.604 tỷ đồng.
Ở các trụ cột, đáng chú ý là một số cổ phiếu biến động rất mạnh, đơn cử như cổ phiếu lớn nhất thị trường là VCB, khi gần như đi ngang quanh tham chiếu trong suốt cả phiên thì đột ngột bật lên tăng 3,5% và đảo chiều nhanh về cuối phiên, đóng cửa giảm 0,3%.
Tương tự là cổ phiếu SAB, khi gần cuối phiên tăng 2,6% và quay đầu nhanh và chỉ còn +0,3%. Trong khi đó, CTG phần lớn thời gian giảm điểm, mất gần 2,5% đã bật lên trong 30 phút lúc cuối phiên tăng 1,6% khi đóng cửa lên 28.000 đồng.
Trong khi đó, tăng tốt nhất là VNM +2,2% lên 78.700 đồng, cùng hai sắc xanh nhạt khác tại STB +0,2% và VJC +0,1%.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu NVL lại có thêm một phiên giảm sàn -6,9% xuống 16.300 đồng, nhưng khối lượng dư bán hơn chục triệu đơn vị đã được hấp thụ gần hết, kết phiên khớp hơn 36,9 triệu đơn vị.
Ba cổ phiếu khác cũng có lúc giảm sàn đã thoát được mức giá này có GVR -6,5% xuống 14.300 đồng, PDR -6,5% xuống 12.900 đồng và TCB -5,3% xuống 27.700 đồng.
Ở những cổ phiếu bluechip khác, giảm sâu không ít với VRE -5,7% xuống 25.750 đồng, HPG -5% xuống 19.000 đồng, POW -3,6% xuống 10.700 đồng, PLX -3,5% xuống 29.350 đồng, KDH -3,4% xuống 25.800 đồng, các mã GAS, BVH, VIC, MSN, MWG may mắn chỉ giảm nhẹ. Trong đó, HPG vươn lên dẫn đầu thanh khoản trong nhóm và cũng là cao nhất thị trường với hơn 45,5 triệu đơn vị.
Nhóm ngân hàng ngoài TCB thì một số những cái tên khác như VIB -5,1% xuống 19.700 đồng, MBB -4,1% xuống 17.600 đồng, HDB -4% xuống 16.650 đồng, VPB -3,6%, TPB -2,2%, ACB và BID giảm nhẹ dưới 1%.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, nhiều cổ phiếu bất động sản, xây dựng chịu áp lực bán mạnh và lùi về giá sàn, đáng kể như tại DRH, FCN, HAR, ITA, NHA, SAM, SZC, TGG, CII, DIG, HTN, ITC, HPX, VCG, BCG, NVT, GEX, FIT, TTB…với DIG khớp lệnh cao nhất với 27,1 triệu đơn vị, GEX khớp 26,8 triệu đơn vị, HPX khớp 20,9 triệu đơn vị, VCG khớp 13,65 triệu đơn vị.
Nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán cũng lao dốc, với ORS, VIX, FTS giảm sàn, CTS -5,8% xuống 13.800 đồng, AGR -4,9% xuống 8.180 đồng, VCI -4,1%, VDS -4%, SSI -3,4% và VND giảm nhẹ -1,9% xuống 15.200 đồng, khớp hơn 40,2 triệu đơn vị.
Nhóm cổ phiếu thép phân hóa với HPG nêu trên mất 5%, TLH và SMC giảm sàn tại 7.100 đồng và 10.750 đồng, HSG về được tham chiếu tại 13.700 đồng, khớp 30,9 triệu đơn vị, trong khi NKG bất ngờ tăng 3,9% lên 14.650 đồng, khớp 25,88 triệu đơn vị.
Một số cổ phiếu khác đáng kể như cặp đôi HAG-HNG cũng giảm sàn về 8.300 đồng và 4.280 đồng, nông nghiệp có TSC, IDI cũng giảm sàn, ABS -6,6%...
Cổ phiếu IBC và GIL cũng vẫn nằm sàn. Trong đó, IBC về 3.720 đồng, khớp chỉ 54.000 đơn vị và còn dư bán sàn lên tới hơn 13,6 triệu đơn vị, GIL -6,8% xuống 21.200 đồng, khớp hơn 96.000 đơn vị và dư bán sàn hơn 3,06 triệu đơn vị.
Ở chiều ngược lại, một vài cổ phiếu đáng kể là BAF, khi vọt lên giá trần +6,8% lên 18.050 đồng, khớp hơn 5,1 triệu đơn vị, KPF +6,3% lên 13.500 đồng, khớp 0,5 triệu đơn vị, NNC +5,7% lên 19.500 đồng, HVN +4,9% lên 14.900 đồng, khớp 3,95 triệu đơn vị, PVD +2,9% lên 17.500 đồng, khớp 8,76 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index tiếp tục lao dốc ngay khi giao dịch trở lại, tuy nhiên, cũng khi chạm đáy quanh 205 điểm, chỉ số cũng đã thu hẹp đôi chút đà giảm ở những phút cuối.
Đóng cửa, sàn HNX có 41 mã tăng và 141 điểm, HNX-Index giảm 4,71 điểm (-2,22%), xuống 207,53 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 117,88 triệu đơn vị, giá trị 1.554,5 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 17,1 triệu đơn vị, giá trị 204,6 tỷ đồng.
Hai cổ phiếu nhỏ OCH và VKC nổi bật nhất khi đều tăng trần lên 8.400 đồng và 1.800 đồng, khớp lần lượt 0,48 triệu và 0,4 triệu đơn vị.
Trái lại, IDJ, PVL, NRC, HHG, NBC và L14 đều giảm về mức giá sàn, trong đó, IDJ khớp lệnh cao nhất với hơn 4,32 triệu đơn vị, NRC khớp 3,13 triệu đơn vị, L14 khớp 1,01 triệu đơn vị.
Các cổ phiếu SHS, CEO, HUT, MST, VGS, TIG, BII…cũng đã có lúc giảm sàn, nhưng đóng cửa thoát được mức giá này, thậm chí MST còn lên tham chiếu tại 4.700 đồng.
Hai cổ phiếu SHS và CEO phiên này khớp lệnh cao nhất sàn, theo đó, SHS khớp 36,7 triệu đơn vị, giảm 3,1% xuống 9.500 đồng, CEO khớp 14,55 triệu đơn vị, giảm 7,6% xuống 20.800 đồng.
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index cũng tiếp tục lùi bước trong phiên chiều và thu hẹp đôi chút đà giảm ở những phút cuối.
Đóng cửa, UpCoM-Index giảm 1,08 điểm (-1,5%), xuống 71,03 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 39,4 triệu đơn vị, giá trị 446 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 15,58 triệu đơn vị, giá trị 228,3 tỷ đồng.
Top 50 cổ phiếu thanh khoản tốt nhất UpCoM thì chỉ còn CC1 tăng trần lên 15.800 đồng, MCM +0,3%, SSH +1% và VEA đứng tham chiếu.
Còn lại đều đóng cửa trong sắc đỏ, với BSR -6,2% xuống 13.700 đồng, khớp lệnh cao nhất với 14,5 triệu đơn vị.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đều mất điểm, với VN30F2301 đáo hạn gần nhất giảm 18 điểm, tương đương -1,72% xuống 1.027 điểm, khớp lệnh hơn 414.000 đơn vị, khối lượng mở hơn 50.400 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, sắc đỏ cũng lấn át, với CHPG2221 phiên này khớp lệnh cao nhất, tới hơn 4,44 triệu đơn vị và giảm 5,9% xuống 160 đồng/cq.
Ngay sau với hơn 3,97 triệu đơn vị khớp lệnh là CMBB2209 đã đứng tham chiếu tại 10 đồng/cq, CMBB2210 khớp 2,82 triệu đơn vị, giảm 14,3% xuống 120 đồng/cq.