vĐồng tin tức tài chính 365

Sẵn sàng nguồn hàng hóa, nông sản phục vụ Tết

2022-12-23 06:36

Chỉ còn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán. Cứ vào dịp cuối năm, câu chuyện nguồn cung lương thực, thực phẩm lại nóng lên do nhu cầu thường tăng từ 10 - 15% so với bình thường.

Theo Cục Chăn nuôi, lượng thịt lợn tiêu thụ tháng Tết vào khoảng 320.000 - 330.000 tấn, gia cầm khoảng 150.000 - 160.000 tấn. Khác với mọi năm, hiện giá lợn hơi đang ở mức thấp do sức mua giảm. Điều này ảnh hưởng lớn tới các trang trại chăn nuôi trong việc chủ động nguồn cung cho thị trường.

Chăn nuôi theo quy mô lớn, theo chuỗi, Hợp tác xã Hoàng Long luôn duy trì tổng đàn 4.000 con lợn thịt. Đại diện hợp tác xã cho biết, năm ngoái, hợp tác xã chuẩn bị nguồn cung cho thị trường cuối năm và Tết tăng 50% so với những tháng thường. Năm nay, nhìn vào nguồn cung hiện dồi dào và sức mua giảm nên hợp tác xã tính toán sản lượng để cung cấp ra thị trường cho phù hợp.

Sẵn sàng nguồn hàng hóa, nông sản phục vụ Tết - Ảnh 1.

Dây chuyền chế biến thịt gà tại một nhà máy. (Ảnh: TTXVN)

"Năm nay, do điều kiện kinh tế và sức mua giảm nên chúng tôi chỉ tăng lên khoảng 30% so với những tháng bình thường trong năm. Cụ thể, dịp Tết này, chúng tôi cung ứng ra thị trường khoảng trên 90 tấn", ông Nguyễn Trọng Long, Giám đốc HTX Hoàng Long, huyện Thanh Oai, Hà Nội, cho biết.

So với thời điểm tháng 5 khi giá gà ở mức cao, từ 105.000 - 110.000 đồng/kg, lúc này đã giảm khoảng 20%, nhưng theo tính toán của các trang trại, chăn nuôi gà vẫn đang có lãi. Các trang trại lớn đã sẵn sàng nguồn cung lớn ra thị trường trước, trong và sau Tết.

"Dự kiến đến Tết xuất bán 4.000 con, từ thủy cầm đến gia cầm. Gà khoảng 1.500 con. Tháng Giêng, 2, 3 lại vào đàn 1.500 con nữa, đảm bảo lúc nào cũng có tổng đàn 3.000 con cho thị trường", ông Nguyễn Viết Thư, thôn Đô Lương, xã Bắc Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội, cho hay.

"Khác biệt so với Tết Nguyên đán trước khi xảy ra COVID-19 đó là sức mua của chúng ta không còn giữ như trước đây. Về nguồn cung, chúng ta có 28,4 triệu con lợn; 531,7 triệu con gia cầm. Như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể đáp ứng đầy đủ các sản phẩm chăn nuôi cho dịp Tết", ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhận định.

Giá lợn hơi đang ở mức thấp, nhưng theo nhận định của các chủ trang trại, từ nay đến cuối năm có khả năng sẽ tăng nhẹ.

Gần 1 triệu tấn rau củ phục vụ Tết

Trong khi các trang trại, nông hộ đang tích cực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, bà con các địa phương trên cả nước cũng đang chăm sóc rau màu phục vụ nhu cầu trong dịp Tết.

Ruộng rau VietGAP nhà ông Hùng, huyện Gia Lộc, Hải Dương có diện tích 12 ha, gồm bắp cải, súp lơ và su hào. Để rau thu hoạch đúng dịp cuối năm và Tết, ông đã xuống giống từ tháng 10.

"Tổng 12 ha này rơi vào trên 600 tấn. Thương lái đa phần bán đi TP Hồ Chí Minh, Hà Nội", ông Đinh Văn Hùng, xã Lê Lợi, huyện Gia Lộc, Hải Dương, cho hay.

Nhà bà Ánh (xã Ngũ Hùng, huyện Gia Lộc, Hải Dương) cũng xuống giống 2 loại rau vụ Đông chủ lực là su hào và cải bắp. Vụ Đông năm nay, bà và những hộ trồng rau đây ai cũng phấn khởi bởi rau được mùa, được giá. Nhờ vậy, mỗi sào trồng rau sau khi trừ chi phí, bà con lãi từ 5 - 6,5 triệu đồng.

"Nhà tôi ở đây là trồng 2 loại vừa su hào, vừa bắp cải, diện tích là 10 ha. Hiện tại đang trong thời gian chăm bón nhưng thương lái đã đến đặt mua. Dịp Tết, chúng tôi dự kiến thu hoạch từ 50 - 55 tấn/ha", bà Tạ Thị Ánh, xã Ngũ Hùng, huyện Gia Lộc, Hải Dương, cho biết.

Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm nay, vụ Đông toàn miền Bắc triển khai trồng khoảng 400.000 ha cây rau màu. Trong đó, riêng rau các loại khoảng 200.000 ha với sản lượng khoảng 3,6 triệu tấn. Hiện diện tích rau phục vụ cho dịp cuối năm và Tết còn khoảng 50.000 ha, tương đương sản lượng gần 1 triệu tấn.

TP Hồ Chí Minh bình ổn giá cuối năm

Ngoài việc các trang trại chuẩn bị nguồn cung, các doanh nghiệp cũng đang nỗ lực để tăng sản xuất, dự trữ hàng hóa cho mùa tiêu dùng cuối năm.

TP Hồ Chí Minh đã xây dựng được gần 11.000 điểm bán hàng bình ổn thị trường, trong đó có hơn 4.200 điểm bán các mặt hàng lương thực và thực phẩm thiết yếu, đảm bảo giá cả hợp lý cho người tiêu dùng mua sắm Tết.

Là một trong những đơn vị tham gia chương trình bình ổn của thành phố từ năm 2002, Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ súc sản Vissan cho biết ngay từ tháng 6 đã chuẩn bị nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất, dự kiến cung cấp ra thị trường khoảng 2.000 tấn thực phẩm tươi sống, 4.200 tấn thực phẩm chế biến.

"Chúng tôi luôn đảm bảo giá cả hàng hóa trước, trong và sau Tết. Chúng tôi cam kết không tăng giá trong thời điểm này. Ngoài ra chúng tôi còn thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi từ 10 - 30% để kích cầu tiêu dùng", ông Phan Văn Dũng, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ súc sản Vissan, thông tin.

Sẵn sàng nguồn hàng hóa, nông sản phục vụ Tết - Ảnh 2.

Lượng hàng bình ổn trong tháng Tết Nguyên đán năm nay trên địa bàn TP Hồ Chí Minh dự kiến sẽ đáp ứng khoảng 43% nhu cầu thị trường. (Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí)

Không chỉ các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng chủ lực có kế hoạch tăng hàng sản xuất đảm bảo nhu cầu dịp cuối năm, mà các hệ thống phân phối lớn hiện cũng đã chuẩn bị nguồn hàng chủ lực tăng từ 20 - 30% so với Tết năm 2022.

Theo tính toán, giá nguyên liệu nhập khẩu đã tăng khoảng 30%, nhưng đến nay, nhiều doanh nghiệp chỉ tăng 3 - 15% giá thực phẩm Tết, thậm chí nhiều mặt hàng được cam kết giữ nguyên giá.

"Chúng tôi chuẩn bị gấp 3 lần nguồn hàng để đảm bảo nguồn hàng đến tay bà con, cam kết kiểm soát chất lượng, xuất xứ", ông Nguyễn Anh Đức, Tổng Giám đốc Saigon Co.op, cho biết.

"Chúng tôi dự trữ lượng hàng khoảng 130% so với năm trước", chị Huỳnh Thị Kim Thanh, Giám đốc Trung tâm Aeon Tân Phú, TP Hồ Chí Minh, chia sẻ.

Đến nay, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh đã chuẩn bị hàng chục ngàn tấn hàng hóa bình ổn giá phục vụ nhu cầu tiêu dùng cuối năm. Đơn vị này cũng lên phương án phối hợp các cơ sở, ban ngành để cắt giảm các chi phí trung gian, hợp tác cùng ngân hàng nhằm hỗ trợ lãi suất cho các chương trình bình ổn giá, giúp doanh nghiệp tiết chế sự gia tăng giá cả.

"Vận động hệ thống phân phối sử dụng chiết khấu ưu đãi, chia sẻ chiết khấu, tiết giảm chi phí trung gian không cần thiết để giảm áp lực tăng giá đến tay người tiêu dùng", ông Ngô Hồng Y, Trưởng phòng Quản lý Thương mại, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, cho hay.

Ngoài ra, Sở Công Thương thành phố tiếp tục phối hợp với Cục Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, lưu thông hàng hóa kém chất lượng. Theo kế hoạch, lượng hàng bình ổn trong tháng Tết Nguyên đán năm nay trên địa bàn TP Hồ Chí Minh dự kiến sẽ đáp ứng khoảng 43% nhu cầu thị trường.

Hà Nội chuẩn bị gần 40.000 tỷ hàng hóa dịp Tết 2023Hà Nội chuẩn bị gần 40.000 tỷ hàng hóa dịp Tết 2023

VTV.vn - Đến thời điểm này, hầu hết các địa phương và các doanh nghiệp trên cả nước đã chủ động nguồn hàng để phục vụ Tết Nguyên đán.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.67501338122212202-tet-uv-cuhp-nas-gnon-aoh-gnah-nougn-gnas-nas/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sẵn sàng nguồn hàng hóa, nông sản phục vụ Tết”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools