Sở Giao thông vận tải TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2022 sáng 30-12 - Ảnh: THU DUNG
Hội nghị có sự tham dự của ông Khuất Việt Hùng - phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, ông Bùi Xuân Cường - phó chủ tịch UBND TP.HCM, cùng các đơn vị đề ra những định hướng phát triển hạ tầng, giải quyết khó khăn của ngành giao thông trong năm 2023.
Theo ông Bùi Hòa An - phó giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM, trong năm 2022 vừa qua, tỉ lệ giải ngân vốn của đơn vị đạt 96%.
Sở Giao thông vận tải TP.HCM kiến nghị UBND TP.HCM các cơ chế, chính sách, tạo nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông.
Sở đề xuất điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, kế hoạch vốn năm 2022 và 2023 trong lĩnh vực giao thông. Tập trung ưu tiên nguồn vốn đầu tư 36 dự án, công trình giao thông trọng điểm.
Lãnh đạo sở cũng nhấn mạnh, năm 2022, TP.HCM có những điểm sáng trong đầu tư, khai thác hạ tầng giao thông TP.HCM, nỗ lực thực hiện xây đường Vành đai 3, đặc biệt triển khai thu phí hạ tầng cảng biển.
Đến nay, đã thu về cho ngân sách TP.HCM hơn 1.800 tỉ đồng phí hạ tầng cảng biển, có đến 95% doanh nghiệp thực hiện đóng phí đúng quy định.
Tuy nhiên, hiện TP.HCM có nhiều công trình còn chậm do nhiều nguyên nhân, kéo theo giải ngân chậm.
Giao thông công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu người dân, trong khi giao thông cá nhân tăng. Cho nên vào năm 2023, Sở Giao thông vận tải TP.HCM cùng các đơn vị có hướng khắc phục những điểm này.
Các tuyến đường tại TP.HCM thường xuyên diễn ra tình trạng ùn ứ giao thông - Ảnh: THU DUNG
Để phát triển ngành giao thông năm 2023 và định hướng lâu dài, sở phối hợp các nơi tham mưu UBND TP.HCM, Bộ GTVT tháo gỡ vướng mắc, sớm làm đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây giai đoạn 2, cao tốc TPHCM - Trung Lương - Mỹ Thuận, dự án mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (dự án Nhà ga hành khách T3)…
Đối với tình trạng đón trả khách không đúng nơi quy định, TP.HCM cũng đã kiến nghị Bộ Giao thông vận tải khẩn trương nâng cấp hệ thống xử lý và khai thác sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của Cục Đường bộ Việt Nam. Căn cứ vào đó, các đơn vị trích xuất thông tin xử lý xe vi phạm.
Ông Khuất Việt Hùng - phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia khẳng định dự án Vành đai 3 mà các địa phương, đặc biệt là TP.HCM triển khai là một điểm sáng trong đầu tư hạ tầng giao thông.
Cùng với đó, kết quả thu phí hạ tầng cảng biển cũng là bài học trong ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển, quản lý giao thông.
Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã lắng nghe toàn bộ những thách thức, khó khăn mà TP.HCM đang gặp để đề xuất Bộ Giao thông vận tải có phương hướng tháo gỡ, thúc đẩy hạ tầng giao thông nhanh chóng phát triển.
Kết luận hội nghị, phó chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá cao sự năng động, sáng tạo và nỗ lực không ngừng nghỉ của các đơn vị trong thời gian qua.
Đó là đường nối đường Trần Quốc Hoàn với đường Cộng Hòa (quận Tân Bình, TP.HCM). Đường này khi hoàn thành sẽ kết nối trực tiếp với nhà ga T3 của sân bay Tân Sơn Nhất, với kỳ vọng gỡ tắc cho sân bay vốn đang quá tải.
Xem thêm: mth.48404152103212202-gnod-it-008-1-noh-mch-pt-hcas-nagn-ohc-ev-med-neib-gnac-gnat-ah-ihp/nv.ertiout