Ngày 2-12, tại UAE, nhân dịp tham dự Hội nghị thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (COP28), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp Chủ tịch nước Cuba Miguel Díaz-Canel.
Trong không khí ấm tình hữu nghị, hai bên vui mừng trước việc quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt, ủng hộ và hợp tác toàn diện anh em Việt Nam - Cuba không ngừng được quan tâm củng cố, thúc đẩy và phát triển sâu rộng.
Ông nhiệt liệt chúc mừng Cuba chủ trì thành công Hội nghị thượng đỉnh G77 về biến đổi khí hậu trong khuôn khổ Hội nghị COP28.
Thủ tướng khẳng định Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng, gìn giữ và quyết tâm làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ truyền thống đoàn kết và hợp tác toàn diện Việt Nam - Cuba, sát cánh ủng hộ sự nghiệp cách mạng chính nghĩa của nhân dân Cuba.
Thủ tướng chuyển lời thăm hỏi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam tới Chủ tịch nước Cuba Miguel Díaz-Canel cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước Cuba, mời lãnh đạo Đảng, Nhà nước Cuba thăm Việt Nam.
Cảm ơn sự hỗ trợ quý báu của Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Chủ tịch nước Cuba cho rằng Việt Nam là người bạn hết sức tin cậy, luôn ủng hộ và hỗ trợ Cuba vượt qua khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội do ảnh hưởng của bao vây, cấm vận.
Chủ tịch Miguel Díaz-Canel đánh giá quan hệ Cuba - Việt Nam là biểu tượng tốt đẹp, được Chủ tịch Fidel Castro, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thế hệ lãnh đạo hai nước dày công vun đắp qua nhiều giai đoạn.
Ông Miguel Díaz-Canel cũng đánh giá cao và trân trọng cảm ơn lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã dành sự đón tiếp chu đáo đối với chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo (tháng 9-2023) nhân kỷ niệm 50 năm sự kiện lãnh tụ Fidel Castro tới vùng giải phóng ở Quảng Trị.
Theo đó, hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường phối hợp lập trường, trao đổi tiếp xúc tại các diễn đàn đa phương, là truyền thống tốt đẹp giữa hai nước. Hai bên nhất trí phối hợp chặt chẽ hơn nữa để thúc đẩy hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại, trong đó có hợp tác nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực.
Thủ tướng Thụy Điển tin tưởng Việt Nam sẽ tiếp tục có những đóng góp tích cực vào duy trì vai trò trung tâm của ASEAN cũng như tham gia giải quyết những vấn đề thuộc quan tâm chung của cộng đồng quốc tế.
Gặp Thủ tướng Thụy Điển, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống với Thụy Điển, một trong những đối tác ưu tiên của Việt Nam tại châu Âu.
Hai nước còn rất nhiều tiềm năng, dư địa hợp tác cần phát huy để bổ trợ lẫn nhau, Thủ tướng cho rằng hai nước cần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, giáo dục đào tạo, mở rộng visa du lịch.
Thủ tướng cũng mong muốn Thụy Điển chia sẻ kinh nghiệm thành công với Việt Nam trong lĩnh vực phát triển văn hóa, con người, an sinh xã hội.
Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson ghi nhận tích cực các đề nghị của Thủ tướng và mong muốn sớm thăm Việt Nam để thúc đẩy toàn diện quan hệ hợp tác.
Ông khẳng định Thụy Điển sẽ nỗ lực thúc đẩy hợp tác đi vào chiều sâu với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực tiềm năng và đề nghị các cơ quan chức năng hai nước sớm trao đổi, thống nhất mở đường bay thẳng tới các nước Scandinavia, nhất là Thụy Điển để đẩy mạnh du lịch, giao lưu nhân dân.
Thủ tướng Thụy Điển đánh giá cao lập trường của Việt Nam về giải quyết hòa bình các tranh chấp, xung đột quốc tế trên cơ sở Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, chấm dứt mọi hành động gây thương vong cho dân thường, bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không quốc tế.
Thủ tướng Thụy Điển tin tưởng Việt Nam sẽ tiếp tục có những đóng góp tích cực vào duy trì vai trò trung tâm của ASEAN cũng như tham gia giải quyết những vấn đề thuộc quan tâm chung của cộng đồng quốc tế.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam chống lại mọi hình thức áp đặt đơn phương và cấm vận đối với quốc gia có chủ quyền, đồng thời cùng cộng đồng quốc tế phản đối lệnh cấm vận với Cuba.