vĐồng tin tức tài chính 365

11 năm SCB (kỳ 1): Công cụ để bà Trương Mỹ Lan "rút ruột" cả triệu tỷ đồng

2023-12-04 09:10
11 năm Ngân hàng SCB

11 năm Ngân hàng SCB:
"CÔNG CỤ TÀI CHÍNH"

giúp bà Trương Mỹ Lan kiếm
1 triệu tỷ đồng

Trương Mỹ Lan

Năm 1992, bà Trương Mỹ Lan thành lập Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát, hoạt động trong lĩnh vực thương mại và kinh doanh nhà hàng – khách sạn.

Thời gian sau, doanh nghiệp này lấn sân sang ngành bất động sản. Sau 15 năm kinh doanh, Công ty TNHH Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, tên viết tắt là VTP Group Holdings, được thành lập với vốn điều lệ 6.000 tỷ đồng. Cũng kể từ thời điểm này, Vạn Thịnh Phát dần trở thành một thế lực với sự chỉ đạo, điều hành của “bà trùm” Trương Mỹ Lan.

Là một tập đoàn với hệ sinh thái hàng trăm công ty con, Vạn Thịnh Phát cần một nguồn vốn lớn để phục vụ việc kinh doanh của tập đoàn và các doanh nghiệp liên kết.

Tòa nhà vạn thịnh phát

Bà Trương Mỹ Lan đã lợi dụng hoạt động của ngân hàng trong việc huy động vốn, thâu tóm 3 ngân hàng tư nhân rồi hợp nhất lại thành một. Ngày 26/11/2011, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (viết tắt: Ngân hàng SCB) được thành lập , trên cơ sở hợp nhất 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (cũ), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa và Ngân hàng TMCP Đệ Nhất.

Dù không trực tiếp giữ chức vụ tại Ban quản trị, Ban điều hành SCB nhưng với việc nắm giữ trên 90% số cổ phần SCB, bà Lan đã bố trí người thân tín của mình giữ các vị trí chủ chốt.

Trong suốt hơn 10 năm, bà Lan sử dụng SCB như một “công cụ tài chính”, chi phối toàn bộ hoạt động của ngân hàng thông qua những “tay trong” do chính bà ta sắp xếp. Hơn một triệu tỷ đồng đã bị Chủ tịch Vạn Thịnh Phát “rút ruột” khỏi SCB để bà Lan sử dụng vào mục đích cá nhân.

Hành vi phạm tội của bà Lan và đồng phạm là nguyên nhân căn bản, cốt yếu dẫn đến việc Ngân hàng SCB hoàn toàn mất thanh khoản, dư nợ tín dụng rất lớn không có khả năng thu hồi, vốn chủ sở hữu âm hơn 443.000 tỷ đồng.

Để che giấu những thủ đoạn, hành vi sai trái tại SCB, bà Trương Mỹ Lan đã mua chuộc, đưa hối lộ các cơ quan quản lý nhà nước, khiến sai phạm không được phát hiện kịp thời và ngăn chặn.

Khi “sa cơ lỡ vận”, bà Lan nhận một “vố đau” từ chính đối tác của mình – ông Nguyễn Cao Trí (Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Capella Holding). Trước khi bị Bộ Công an khởi tố, 2 vị chủ tịch đã có những thỏa thuận, hợp tác với tổng trị giá hơn 1.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, ngay khi bà Lan bị cơ quan điều tra bắt tạm giam, đại gia Nguyễn Cao Trí “lật mặt”, giở các thủ đoạn để chiếm đoạt số tiền trên. Dù không liên quan đến Ngân hàng SCB nhưng ông Trí cũng bị khởi tố trong vụ án này, với tội danh Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Vụ án hiện kết thúc điều tra giai đoạn I và sẽ tiếp tục giai đoạn II với việc điều tra các hành vi Rửa tiền, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát

Hệ sinh thái Tập đoàn Vạn Thịnh Phát có khoảng 1.000 doanh nghiệp gồm các công ty con, công ty thành viên trong và ngoài nước. Nhóm này được chia thành nhiều tầng lớp, với hàng trăm cá nhân được thuê đứng tên đại diện pháp luật hoặc là người có quan hệ họ hàng, cán bộ, công nhân viên Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Click để xem chi tiết
Hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát
Nhóm định chế tài chính
Nhóm công ty có hoạt động kinh doanh
Nhóm các công ty "ma"
Mạng lưới công ty tại nước ngoài
Tòa nhà vạn thịnh phát
Tài chính Ngân hàng SCB
Vốn điều lệ
10.583 tỷ đồng (26/11/2011)
15.231 tỷ đồng (10/2022)

Quá trình hoạt động
(số liệu theo báo cáo tài chính):

Theo báo cáo tài chính hợp nhất từ năm 2012 đến năm 2022, tổng tài sản SCB tăng từ 149.205 tỷ đồng (2012) lên hơn 761.177 tỷ đồng (2022).

Tháng 3/2020, SCB được NHNN phê duyệt Đề án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2019-2020, tầm nhìn đến năm 2030. Thời điểm cuối 2019, quy mô tổng tài sản của SCB nằm trong nhóm 5 ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam với hơn 567.913 tỷ đồng.

3 năm sau khi được phê duyệt đề án tái cơ cấu, tổng tài sản SCB tính đến cuối tháng 6/2022 tăng lên hơn 761.177 tỷ đồng, tăng 34% so với thời điểm được phê duyệt đề án cơ cấu lại. Mức tổng tài sản này thậm chí cao hơn MB (658.200 tỷ đồng) và Techcombank (623.700 tỷ đồng).

Thực trạng tại ngày khởi tố vụ án: 17/10/2022

Tổng nguồn vốn theo sổ sách kế toán 713.420 tỷ đồng
Tổng số tiền SCB huy động của người dân và vay của các cơ quan tổ chức khác 673.586 tỷ đồng
Tiền gửi
của khách hàng
511.262 tỷ đồng
Phát hành
giấy tờ có giá
76.845 tỷ đồng
Vay Ngân hàng Nhà nước 66.030 tỷ đồng
Tiền gửi của các TCTD khác 12.693 tỷ đồng
Tiền vay của các TCTD khác 6.756 tỷ đồng
Vốn chủ sở hữu 21.036 tỷ đồng
Cho vay khách hàng (đã trừ các khoản vay đã sử dụng dự phòng để xử lý) 390.316 tỷ đồng
Các thông tin khác
bị SCB bưng bít
Không phân loại nợ xấu của các khoản nợ đã
được tái cơ cấu
Không trích lập dự
phòng rủi ro
25.025 tỷ đồng
Bỏ qua 35.526 tỷ đồng không tính vào hệ số CAR
Vốn chủ sở hữu: -22.289 tỷ đồng
Lợi nhuận: -35.038 tỷ đồng
Lỗ lũy kế/vốn điều lệ: -238%
Hệ số CAR: -4,24%

Kết quả kiểm toán độc lập
ngày 30/9/2022

Vốn chủ sở hữu -443.769 tỷ đồng
Lỗ lũy kế: -464.547 tỷ đồng
Thủ đoạn chi phối SCB của bà Trương Mỹ Lan

Từ việc SCB được hợp nhất từ 3 ngân hàng thương mại cổ phần, mà trong đó, bà Trương Mỹ Lan chi phối/sở hữu phần lớn cổ phần của 3 ngân hàng, Chủ tịch Vạn Thịnh Phát nắm đến hơn 90% cổ phần ngân hàng SCB.

Click để xem chi tiết
Trương Mỹ Lan
Bà Lan nắm giữ
81,43%
98,74%
80,46%
SCB được hợp nhất
bởi 3 ngân hàng trên

Thủ đoạn của bà Lan là nhờ hàng chục cá nhân, cổ đông đứng tên giúp cổ phần.

Click để xem chi tiết
Trong đó
Vốn điều lệ của SCB 15.231 tỷ đồng
Trương Mỹ LanBà Lan sở
hữu chi phối
27 pháp nhân đứng tên giúp 1.394.253.393 cổ phần
Đứng tên sở hữu 75.888.800 cổ phần
Tòa nhà vạn thịnh phát

Với việc sở hữu/nắm quyền chi phối phần lớn số cổ phần SCB, bà Lan đã đưa người của mình hoặc sử dụng các cá nhân mà Chủ tịch Vạn Thịnh Phát tin tưởng, thân tín vào các vị trí chủ chốt của ngân hàng.

Tiêu chí Là người có trình độ, hoạt động lâu năm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng; nghe theo chỉ đạo của Lan; được Lan tin tưởng, là người thân tín.
Được trả lương 200-500 triệu đồng/tháng tùy vào từng vị trí.

Các lãnh đạo chủ chốt của SCB được bà Lan tuyển chọn và giao nhiệm vụ như:

Click để xem chi tiết

Thông qua bị can nêu trên, bà Lan chi phối mọi hoạt động của Ngân hàng SCB, về cả nhân sự, hoạt động tín dụng.

Thủ đoạn rút ruột SCB

3 bước:

Bước 1
Bước 2
Bước 3

Tạo lập khách hàng vay vốn khống, thuê/nhờ người đứng tên tài sản

Tạo lập hồ sơ vay vốn khống

Đưa tài sản đảm bảo được định giá trị, để tạo ra một bộ hồ sơ đúng như quy định nhằm che giấu, đối phó cơ quan thanh tra, kiểm tra và "rút ruột" SCB

Cho vay

2.527 khoản vay

Tổng số tiền

1.066.608 tỷ đồng

Liên quan đến bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm

Đối với pháp nhân: Hầu hết là
pháp nhân "ma"

Tòa nhà vạn thịnh phát

Bà Lan chỉ đạo tìm thuê người đứng tên thành lập công ty dưới các vai trò là người đại diện theo pháp luật, cổ đông, thành viên công ty cổ phần, công ty TNHH, tìm địa chỉ đặt trụ sở, chọn ngành nghề kinh doanh... cho phù hợp với yêu cầu rút vốn. Thực tế, các công ty này không hoạt động kinh doanh gì.

Đối với cá nhân: Nhân viên làm việc tại Vạn Thịnh Phát; người nhà của các nhân viên này.

Ngoài ra, còn có 11 bị can tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, công ty liên quan thành lập pháp nhân, tìm kiếm cá nhân, sử dụng tài sản đảm bảo để tạo lập, ký hợp thức hồ sơ vay vốn khống để Trương Mỹ Lan rút tiền của SCB, gồm:

Click để xem chi tiết

Để bà Lan và đồng phạm có thể rút, chiếm đoạt tiền từ SCB thông qua thủ đoạn vay, đã có sự tiếp tay của các đối tượng tại các công ty thẩm định giá. Các bị can đã thông đồng với nhau để phát hành Chứng thư thẩm định giá, hợp thức các hồ sơ vay vốn, nâng khống giá trị tài sản của nhóm Trương Mỹ Lan – Vạn Thịnh Phát:

Phía SCB:

Click để xem chi tiết

Các công ty thẩm định giá thông đồng:

Công ty
Tầm Nhìn Mới
Công ty
MHD
Công ty
Thiên Phú
Công ty
Exim
Công ty
DATC

Ngoài việc sử dụng công ty “ma” và thuê/nhờ các cá nhân đứng tên, lập các phương án vay vốn khống, Trương Mỹ Lan và đồng phạm còn dùng tài sản đảm bảo chưa đủ điều kiện pháp lý, nâng khống giá trị lên nhiều lần để rút vốn vay của SCB:

1.284 khoản vay
1.166 mã tài sản có giá trị sổ sách, phân bổ là 1.265.504 tỷ đồng.
Sau khi thẩm định
726 mã tài sản
có giá trị sổ sách, phân bổ 643.029 tỷ đồng: Thẩm định lại còn 253.692 tỷ đồng
440 mã tài sản
có giá trị sổ sách, phân bổ 622.476 tỷ đồng: Không định giá vì là cổ phần cổ phiếu, quyền tài sản, bất động sản không đủ hồ sơ, pháp lý...

Ví dụ điển hình:

Dự án Mũi Đèn Đỏ
Tòa nhà vạn thịnh phát

Bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm còn sử dụng thủ đoạn hoán đổi tài sản có pháp lý, giá trị để bán nhằm rút ruột Ngân hàng SCB:

Trong 1.284 khoản vay
430 khoản vay bị hoán đổi 240 tài sản bảo đảm. Giá trị của 240 tài sản này khi đưa vào thế chấp được định giá trên sổ sách là hơn 487.451 tỷ đồng.
Sau khi bị hoán đổi thành 278 tài sản, giá trị trên sổ sách còn hơn 351.948 tỷ đồng.
Sau khi định giá lại: 260/278 tài sản: Tổng giá trị hơn 108.109 tỷ đồng.

Từ năm 2020, bà Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo thành lập một số đơn vị có chức năng cho vay như các chi nhánh, nhưng thuộc Hội sở Ngân hàng SCB để phục vụ riêng cho nhóm vay của bà Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát:

Click để xem chi tiết
Trung tâm kinh doanh khách hàng Wholesale
Kênh kinh doanh trực tiếp thuộc khối doanh nghiệp
Kênh kinh doanh trực tiếp thuộc khối dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân.
3 đơn vị trên có đặc điểm
3 đơn vị này đã

Để hợp thức việc rút tiền, tránh bị cơ quan chức năng phát hiện, truy vết dòng tiền, bà Lan chỉ đạo các bị can tại SCB và Vạn Thịnh Phát sử dụng các phương án vay vốn khống thực hiện giải ngân, chuyển tiền vào các tài khoản của những cá nhân, pháp nhân "ma" hoặc cho họ rút tiền mặt để "cắt đứt dòng tiền":

Việc rút tiền được thực hiện qua 2 hình thức
Rút tiền mặt trực tiếp tại SCB
Chuyển khoản vào các tài khoản của các công ty "ma", cá nhân trong nhóm

Quy trình vận chuyển tiền mặt

Bước 1

Nhân viên SCB lấy
thông tin pháp nhân,
cá nhân nhận tiền,
rút tiền

Bước 2

Lập Phiếu chi và các
thủ tục hoàn tất nghiệp vụ rút tiền

Bước 4

Gọi các cá nhân/đại diện
pháp nhân đến ngân hàng ký chứng từ rút tiền

Bước 3

Lập chứng từ rút tiền

Bước 5

Xuất tiền mặt khỏi
quỹ

Bước 6

Giao tiền cho
lái xe của bà Lan

Đường đi của tiền

Xem thêm: mth.94973035172113202-gnod-yt-ueirt-ac-tour-tur-nal-ym-gnourt-ab-ed-uc-gnoc-1-yk-bcs-man-11/taul-pahp/nv.moc.irtnad

Comments:0 | Tags:Pháp luật

“11 năm SCB (kỳ 1): Công cụ để bà Trương Mỹ Lan "rút ruột" cả triệu tỷ đồng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools