vĐồng tin tức tài chính 365

Doanh thu Vietnam Airlines cải thiện, hãng đang chịu 'gánh nặng' rất lớn nào?

2023-12-10 19:45
Nợ ngắn hạn của Vietnam Airlines vượt quá nhiều so với tài sản ngắn hạn - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nợ ngắn hạn của Vietnam Airlines vượt quá nhiều so với tài sản ngắn hạn - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Kiểm toán nhấn mạnh, khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ về tài chính của Chính phủ và việc được gia hạn thanh toán các khoản vay từ các ngân hàng, nhà cung cấp, cho thuê...

Nợ ngắn hạn Vietnam Airlines vượt quá tài sản ngắn hạn 

Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines (mã chứng khoán: HVN) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022, được kiểm toán bởi Deloitte Việt Nam. Báo cáo xác định công ty lỗ ròng năm thứ 3 liên tiếp.

Sang 9 tháng đầu năm 2023, theo báo cáo tài chính tự lập, tình hình của Vietnam Airlines dù khả quan hơn nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn âm 3.534 tỉ đồng.

Dù khoản lỗ đã giảm hơn nửa, tuy nhiên nhìn sang doanh nghiệp cùng ngành như Vietjet Air (VJC), Vietnam Airlines lại thể hiện chênh lệch lớn khi cả 3 quý năm nay lỗ ròng trong khi VJC lãi.

Báo cáo tài chính quý 3-2023 thể hiện, doanh thu từ hoạt động cốt lõi của Vietnam Airlines đã có cải thiện.

Trong đó, doanh thu vận tải hàng không luôn đóng góp chính thì 9 tháng đầu năm đạt 53.765 tỉ đồng, tăng 44% cùng kỳ năm ngoái.

Biên lãi gộp Vietnam Airlines và VJC trong 9 tháng đầu năm không có quá nhiều chênh lệch khi đều ngưỡng khoảng 6%.

Vietnam Airlines cũng đã có lợi nhuận gộp dương trong kỳ kinh doanh này với 4.128 tỉ đồng (cùng kỳ năm ngoái lỗ gộp 1.798 tỉ đồng).

Tuy nhiên, phần lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi không đủ để Vietnam Airlines trang trải các chi phí. Dù lỗ chênh lệch tỉ giá đã giảm đáng kể song chi phí tài chính chiếm đến 3.579 tỉ đồng, "ăn mòn" đến 86% lợi nhuận gộp của Vietnam Airlines.

Không những vậy, chi phí bán hàng kỳ này cũng tăng tới 80%, chiếm 3.377 tỉ đồng. Điều này khiến Vietnam Airlines không thể thoát cảnh thua lỗ.

2022 (đã kiểm toán)9T2023 (tự lập)
Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn1340017361
Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 1486811226

Nợ là một vấn đề được kiểm toán nhấn mạnh trong báo cáo tài chính hợp nhất 2022 kiểm toán vừa công bố ngày 8-12-2023 của Vietnam Airlines.

Cụ thể, tại ngày 31-12-2022, nợ ngắn hạn Vietnam Airlines vượt quá tài sản ngắn hạn với số tiền là 39.470 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu âm 11.056 tỉ đồng và khoản phải trả quá hạn 15.396 tỉ đồng.

Tuy nhiên, trên báo cáo tài chính quý 3, tình trạng nợ của Vietnam Airlines còn đáng lo ngại hơn.

Nếu cuối 2022, nợ ngắn hạn của hãng vượt quá tài sản ngắn hạn với số tiền là 39.470 tỉ đồng, thì đến cuối tháng 9-2023, mức chênh này đã tăng lên 44.400 tỉ đồng.

Nguyên nhân do nợ ngắn hạn của Vietnam Airlines tiếp tục gia tăng thêm 8.000 tỉ đồng trong vòng 9 tháng, đạt 59.810 tỉ đồng.

2022 (đã kiểm toán)9T2023 (tự lập)
Nợ ngắn hạn5180059810
Năm 20011232915410

Chênh lệch nợ ngắn hạn Vietnam Airlines với tài sản ngắn hạn - Dữ liệu: BCTC

Áp lực vay ngắn hạn tiếp tục tăng cao khi vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn cuối quý 3-2023 ở mức 17.361 tỉ đồng, tăng gần 30% so với đầu năm, trong đó khoản đến hạn trả trong vòng 12 tháng là 5.646 tỉ đồng.

Trong 9 tháng, Vietnam Airlines phải trả 1.174 tỉ đồng lãi tiền vay, tương đương cứ mỗi một ngày, hãng bay phải trả vài tỉ đồng tiền lãi vay bất chấp doanh thu cao hay thấp.

Vietnam Airlines đang vay nợ ai?

Ở thời điểm 30-9-2023, nợ phải trả của Vietnam Airlines đã vượt mức 74.000 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu âm 13.950 tỉ đồng.

Báo cáo tài chính đã kiểm toán 2022 thể hiện Vietnam Airlines có quan hệ tín dụng với nhiều tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Các khoản vay ngắn hạn và dài hạn được cấp bởi hầu hết các tổ chức tín dụng trong nước.

Cụ thể, vào thời điểm cuối năm 2022, Vietnam Airlines vay ngắn hạn lớn tại nhiều nhà băng gồm Vietcombank (2.466 tỉ đồng), SeABank (1.999 tỉ đồng), MSB (1.414 tỉ đồng) và các ngân hàng khác như SHB, MBB, BIDV, Vietinbank…

Về dài hạn, Vietnam Airlines có khoản vay dài hạn 6.329 tỉ đồng và nợ thuê tài chính dài hạn 12.800 tỉ đồng. Trong đó có khoản nợ vay dài hạn được cấp tín dụng bởi Vietcombank (khoản vay hợp vốn của 3 ngân hàng trong nước do Vietcombank làm đầu mối cấp tín dụng), BIDV…

Còn nợ thuê tài chính dài hạn phần lớn được cấp từ Tập đoàn ING (6.964 tỉ đồng), Ngân hàng Citibank (3.076 tỉ đồng) và Ngân hàng MUFG (1.237 tỉ đồng). Ngoài ra còn có HSBC và một số bên khác...

Với tình trạng này, nhà đầu tư vẫn đang chờ đợi một kịch bản "giải cứu" cho Vietnam Airlines.

Đơn vị kiểm toán đã đánh giá: "Khả năng hoạt động liên tục của tổng công ty sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ về tài chính của Chính phủ Việt Nam và việc được gia hạn thanh toán các khoản vay từ các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, các khoản phải trả cho các nhà cung cấp và cho thuê".

Trong khi đó, giải trình báo cáo tài chính kiểm toán 2022, Vietnam Airlines cho biết tổng công ty đã hoàn thành Đề án cơ cấu lại giai đoạn 2021-2025, đã báo cáo cổ đông và cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Hãng cũng cho biết, hoạt động kinh doanh đã từng bước ổn định và đang chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng cho phục hồi và phát triển trong giai đoạn tới.

Lỗ thảm 3 năm, vốn chủ sở hữu âm chục nghìn tỉ, điều gì đợi Vietnam Airlines?Lỗ thảm 3 năm, vốn chủ sở hữu âm chục nghìn tỉ, điều gì đợi Vietnam Airlines?

Sau thời gian dài trì hoãn, Vietnam Airlines cuối cùng đã công bố báo cáo tài chính kiểm toán 2022 với lợi nhuận sau thuế âm 11.223 tỉ đồng - đánh dấu 3 năm liền thua lỗ.

Xem thêm: mth.66262638101213202-oan-gnan-hnag-uihc-gnad-gnah-neiht-iac-senilria-manteiv-uht-hnaod/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Doanh thu Vietnam Airlines cải thiện, hãng đang chịu 'gánh nặng' rất lớn nào?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools