vĐồng tin tức tài chính 365

Tư nhân chưa mặn mà đầu tư rạp hát, nhà thể thao ở TP HCM

2023-12-13 03:19

Tại kỳ họp thứ 13 vừa qua, Hội đồng Nhân dân TP HCM khóa X thông qua danh mục 41 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, thể thao và văn hóa.

Trong đó, 23 dự án thuộc lĩnh vực thể thao - văn hóa, bao gồm các trung tâm biểu diễn nghệ thuật, nhà hát, các công trình phục vụ thể thao sẽ mời gọi tư nhân tham gia rót vốn, như xây mới Nhà hát Gia Định; xây dựng, cải tạo, nâng cấp Nhà hát Bến Thành, tu bổ di tích Đình Bình Trị Đông.

Một phân đoạn trong vở ballet lần đầu chuyển thể từ tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du tại Nhà hát TP HCM, sáng 20/6/2020. Tác phẩm do Nhà hát Giao hưởng Nhạc vũ kịch TP HCM (HBSO) dàn dựng với kinh phí hơn một tỷ đồng.Ảnh: Thành Nguyễn.

Một phân đoạn trong vở ballet lần đầu chuyển thể từ tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du tại Nhà hát TP HCM, sáng 20/6/2020. Tác phẩm do Nhà hát Giao hưởng Nhạc vũ kịch TP HCM (HBSO) dàn dựng với kinh phí hơn một tỷ đồng. Ảnh: Thành Nguyễn.

Nhưng liệu tư nhân sẽ hào hứng rót tiền vào các dự án này?

Tham dự "Diễn đàn Hỗ trợ Pháp lý Đầu tư 2023" do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố (ITPC) phối hợp với Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức sáng 12/12, các chuyên gia chỉ ra một số triển vọng.

Cụ thể, cơ hội tìm kiếm doanh nghiệp tham gia xây rạp hát, công trình thể thao của TP HCM rộng mở hơn nhờ cơ chế đặc thù từ Nghị quyết 98. Ông Phạm Trung Kiên, Phó giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư TP HCM chỉ ra Nghị quyết 98 cho phép TP HCM được áp dụng mô hình PPP với các dự án thể thao, văn hóa mà trong Luật đầu tư PPP chưa có.

Ngoài ra, TP HCM cũng không bị quy định khống chế mức đầu tư tối thiểu từ 100 tỷ đồng mỗi dự án (như trong Luật đầu tư PPP) mà tự quyết định tổng mức đầu tư tối thiểu. Với các dự án BT, thành phố được thanh toán bằng tiền mặt, ngoài hình thức trả bằng quỹ đất vốn gây vướng rất nhiều về pháp lý, thẩm định giá. Loạt "cởi trói" chính sách này thắp hy vọng cho vốn tư nhân chảy vào các dự án PPP.

Tuy nhiên, thách thức còn nhiều. Khó khăn chung là nhà nước chỉ được góp đến 50% vốn trong các dự án PPP. Riêng Nghị quyết 98 nới cho TP HCM lên mức 70% với các dự án có khối lượng giải phóng mặt bằng lớn.

"Nhưng nghe dự án có khối lượng lớn thì nhà đầu tư cũng ngại", ông Phạm Trung Kiên nói. Đó là chưa kể vấn đề chi phí và lợi nhuận cho nhà đầu tư vẫn còn là thách thức, khiến không nhiều dự án theo PPP ra đời thời gian qua.

Ông Phạm Trung Kiên, Phó giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư TP HCM phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: ITPC

Ông Phạm Trung Kiên, Phó giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư TP HCM phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: ITPC

Riêng với các công trình như rạp hát, sân vận động, nếu đổ vốn lớn mà doanh thu chưa khả thi thì còn kém hấp dẫn. Đây là lo lắng của ông Vũ Tú Thành, Phó Giám đốc điều hành khu vực Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN.

"Tại các nước khác, nhà nước không tham gia đầu tư nhiều vào các dự án thể thao - văn hóa mà để tư nhân giữ vai trò chính, và họ kiếm được rất nhiều tiền. Nhưng ở Việt Nam, các lĩnh vực này có quản lý giá nên rủi ro lớn cho nhà đầu tư", ông Thành nêu. Ngoài ra, theo chuyên gia, triển vọng doanh thu chưa hấp dẫn còn đi kèm các rủi ro pháp lý khi tham gia vào PPP chính là rào cản.

TS, Luật sư Lê Đình Vinh, Giám đốc công ty Luật Vietthink, đánh giá hầu hết dự án được kêu gọi là đầu tư mới và dự đoán tư nhân khó sẵn sàng bỏ lượng vốn lớn xây rạp hát, sân bóng để thu lại bằng bán vé.

Luật sư Ngô Thanh Tùng, Công ty Luật Quốc tế Việt Nam, nói đặc thù của các dự án này là phúc lợi xã hội nên khó có thể chờ lợi nhuận nếu chỉ có nguồn thu từ bán vé. Do đó, vẫn phải phụ thuộc vào chi trả ngân sách cho nhà đầu tư có hấp dẫn.

Giải quyết điểm nghẽn thu hồi vốn, ông Thành khuyến nghị có cơ chế cho tư nhân khai thác, thu được tiền từ các công trình thể thao - văn hóa hiệu quả. "Nên chăng chúng ta cần tham khảo mô hình nhà đầu tư khách sạn với công ty chuyên quản lý vận hành khách sạn", ông gợi ý.

Ông Lê Đình Vinh cho rằng trước mắt nên hướng vốn tư nhân vào các công trình sẵn có vì không đòi hỏi vốn bỏ ra quá lớn, theo phương thức giao tư nhân quản lý vận hành. Điều này sẽ giúp các cơ sở đó được chỉnh trang và khai thác thương mại tốt hơn. "Sân Thống Nhất cũng cần nâng cấp vận hành và quản lý hiệu quả hơn. Đó cũng là bộ mặt của thành phố", ông Vinh nêu ví dụ.

Khuyến nghị chung cho mô hình PPP tại TP HCM khi tận dụng Nghị quyết 98, ông Karasawa Masayuki, Đại diện Thường trú Văn phòng JICA Việt Nam chi nhánh TP HCM cho biết bên cạnh các hình thức BT (xây dựng - chuyển giao), BOT (xây dựng - khai thác - chuyển giao), TP HCM nên nghiên cứu thêm nhiều hình thức khác để nhà đầu tư lựa chọn.

Hiện các mô hình BT, BOT thường chỉ tập trung ngắn hạn nhưng nhà đầu tư muốn có mô hình hợp tác chia sẻ lợi nhuận dài hạn, có thể đến kết thúc dòng đời dự án, theo ông Karasawa Masayuki. Với hợp tác dài hạn, tư nhân có thể chấp nhận rủi ro cao hơn, tức bỏ vốn nhiều và lỗ trong thời gian đầu.

Trong khi đó, Luật sư Nguyễn Trung Nam, Sáng lập công ty luật EPLegal đề xuất sớm có chính sách cụ thể trong việc giải quyết các trục trặc, tranh chấp trong hình thức PPP hay giải quyết kết thúc hợp đồng trước hạn, để nhà đầu tư thêm an tâm.

Ngoài các dự án PPP, các nhà đầu tư và chuyên gia tại Diễn đàn cũng bày tỏ quan tâm đến định hướng thu hút nhà đầu tư chiến lược (quy mô dự án xấp xỉ từ 30.000 tỷ đồng) vào các dự án xanh. Tuy nhiên, tâm lý còn thận trọng.

"Nhà đầu tư rất thích Nghị quyết 98, đặc biệt là việc khuyến khích điện mái nhà, tín chỉ carbon", Giandomenico Zappia, Phó chủ tịch Tiểu ban Phát triển Xanh, Chủ tịch Tiểu ban Tài chính Bền Vững EuroCham Việt Nam, nhận xét. Tuy nhiên, ông cho rằng cần thêm quy định về hoạt động đấu thầu, tài chính, cũng như vấn đề pháp lý, quy hoạch và sử dụng đất.

Bà Lâm Nguyễn Hoàng Thảo, Đại diện Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham Việt Nam) nói nhà đầu tư "hoan nghênh những sáng kiến và lợi ích mới nhưng khá thận trọng về dự án xanh". Nguyên nhân do Nghị quyết 98 quy định chặt về môi trường, pháp lý và cam kết thời gian triển khai, phát triển lao động, ưu tiên nhân tài địa phương với nhà đầu tư.

Với năng lượng tái tạo, nhà đầu tư quan tâm việc bán được điện vào điện lưới hoặc trực tiếp cho người sử dụng nhưng chính sách chưa ổn định. Việc bán điện thẳng cho khách hàng còn chờ phê duyệt hợp đồng mua bán điện trực tiếp.

Tại Nghị quyết 98, nhà đầu tư dự án xanh sẽ được hưởng một số ưu đãi nếu đạt khả năng tài chính và kinh nghiệm. Đại diện công ty Nishimura Kasahi kiến nghị có khung cơ chế rõ ràng xác định các tiêu chí này.

Đỗ Thị Thu Hà, Phó tổng giám đốc, Trưởng bộ phận tư vấn phát triển bền vững, Lãnh đạo Khối cơ sở hạ tầng, chính phủ và y tế của KPMG Việt Nam nói nhà đầu tư chiến lược vốn đã được chính phủ Việt Nam ưu đãi thông qua nhiều chính sách khác. Do đó, doanh nghiệp băn khoăn liệu cần chọn giữa ưu đãi theo chính sách hiện hành với Nghị quyết 98, hay được áp dụng cả hai.

TS. Đinh Minh Đạo, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Phương Đông, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CA Walter cho biết một số quỹ đầu tư hạ tầng biến đổi khí hậu của châu Âu sẵn sàng tham gia vào các dự án PPP tại Việt Nam với hình thức viện trợ không hoàn lại 5-10% quy mô vốn. Tuy nhiên, với viện trợ không hoàn lại thì TP HCM không được tự quyết định mà phải qua trung ương.

"Các nhà đầu tư muốn tham gia vào dự án cụ thể mà họ chỉ định. Nếu có cơ chế nào đó thì sẽ kích cầu rất lớn nguồn vốn này", ông Đạo đặt vấn đề.

Viễn Thông

Xem thêm: lmth.0797864-mch-pt-o-oaht-eht-ahn-tah-par-ut-uad-am-nam-auhc-nahn-ut/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tư nhân chưa mặn mà đầu tư rạp hát, nhà thể thao ở TP HCM”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools