vĐồng tin tức tài chính 365

Bức xúc vì xin - cho khi chuyển viện: Làm sao để tránh phát sinh tiêu cực?

2023-12-17 08:32

Theo Vụ trưởng Trần Thị Trang, các quốc gia đều thực hiện như vậy. Với những bệnh thông thường, bác sĩ (BS) gia đình nơi người dân sinh sống sẽ theo dõi, đánh giá, cấp thuốc; trong trường hợp cấp cứu sẽ được chuyển đến bệnh viện (BV) gần nhất. Với bệnh mạn tính, người dân sẽ phải đăng ký trước, có thể chờ vài tháng. Đó là lý do các BV của họ vắng, không có bệnh nhân (BN) xếp hàng, bởi thực tế nhiều người chờ khám đang xếp hàng tại nhà.

Cấp giấy chuyển tuyến còn tình trạng gây phiền hà

Tại VN, với người tham gia BHYT, áp dụng quy định đăng ký khám chữa bệnh (KCB) ban đầu và cần phải có giấy chuyển viện, chuyển tuyến với những lý do: giấy chuyển viện, chuyển tuyến là văn bản chuyên môn, cung cấp tóm tắt thông tin người bệnh giữa các cơ sở KCB. Nếu bỏ giấy chuyển viện, chuyển tuyến để người bệnh tự đăng ký, tự di chuyển lên tuyến trên sẽ gây tình trạng quá tải BV tuyến trên. Quá tải làm tăng nguy cơ sai sót chuyên môn, ảnh hưởng trực tiếp đến người bệnh.

Làm sao để tránh phát sinh tiêu cực ? - Ảnh 1.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh giúp chuyển tuyến BHYT minh bạch hơn, thuận lợi hơn cho bệnh nhân BHYT

NGỌC THẮNG

Quy định về giấy chuyển viện, chuyển tuyến còn liên quan đến quy chế quản lý chi phí của các cơ sở KCB như quỹ BHYT, nếu không sẽ khó quản lý chi phí KCB. Với ý nghĩa quan trọng về mặt chuyên môn và là căn cứ xác định phạm vi quyền lợi BHYT của người bệnh, việc duy trì quy định đăng ký KCB ban đầu và chuyển tuyến BHYT là cần thiết.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập như: quy định đăng ký KCB ban đầu còn nặng về hành chính, chưa thuận lợi khi người bệnh đi KCB tại cơ sở khác ở tuyến tương đương hoặc thấp hơn, từ đó ảnh hưởng quyền lợi của người bệnh.

Đáng lưu ý, thủ tục chuyển tuyến, cấp giấy chuyển tuyến còn tình trạng gây phiền hà, thậm chí có trường hợp phát sinh tiêu cực, xin - cho, giữ BN, gây bức xúc cho BN và người nhà.

"Chúng tôi đã nhận được ý kiến phản ánh về tình trạng này. Thậm chí do không tin tưởng tuyến dưới, có BN BHYT phải chấp nhận làm thủ tục ra viện, sau đó tự lên tuyến trên để điều trị. Một trong những nguyên nhân giữ BN BHYT không chuyển tuyến, còn là lo ngại ảnh hưởng nguồn thu của BV, vì phần lớn nguồn thu các BV tuyến dưới là từ nguồn quỹ BHYT chi trả", bà Trang nói.

Hướng đến chuyển tuyến điện tử

Theo bà Trang, Bộ Y tế, Bảo hiểm Xã hội VN đang lấy ý kiến các chuyên gia để sửa đổi, hướng dẫn mới về đăng ký KCB ban đầu và chuyển tuyến, theo hướng thuận lợi hơn nữa cho người bệnh BHYT.

Theo đó, ứng dụng công nghệ thông tin chuyển tuyến điện tử đảm bảo minh bạch, đúng yêu cầu chuyên môn, chứ không thể chuyển tuyến vì xin - cho. Đặc biệt, không chỉ minh bạch hơn nữa trong chuyển tuyến, ban soạn thảo còn đề xuất quy định theo hướng: với các dịch vụ y tế mà BV tại địa phương, BV nơi BN đăng ký KCB ban đầu không triển khai, thì người bệnh được đến khám tại BV khác đủ điều kiện mà không phải xin giấy chuyển tuyến. Cùng với đó, phải nâng cao chất lượng điều trị để người dân tin tưởng, giảm tâm lý mong muốn chuyển tuyến.

Rút ngắn khoảng cách chuyên môn

Theo Cục Quản lý KCB (Bộ Y tế), tâm lý nhiều người bệnh muốn "lên T.Ư" để được điều trị tốt hơn là đúng. Do đó, không chỉ áp dụng hành chính, căn cứ quy định chuyên môn để kiểm soát chỉ định chuyển tuyến, Bộ Y tế và các địa phương đã và đang tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng KCB tuyến dưới để người bệnh yên tâm điều trị tại địa phương. Trong những năm gần đây, Bộ Y tế triển khai rất nhiều chương trình, đề án để nâng cao trình độ năng lực tuyến dưới, rút ngắn khoảng cách chuyên môn giữa tuyến trên và tuyến dưới. Những nơi làm tốt, tỷ lệ chuyển tuyến đã giảm.

Theo báo cáo của BV Bạch Mai (BV tuyến T.Ư, đóng tại Hà Nội), sau khi triển khai Đề án BV vệ tinh giai đoạn 2013 - 2020, với chuyên ngành hồi sức cấp cứu và chống độc, tại BV đa khoa tỉnh Bắc Ninh, tỷ lệ chuyển tuyến đã giảm từ 4,2% năm 2016 xuống 2,6% năm 2020.

Tại BV đa khoa tỉnh Tuyên Quang, tỷ lệ chuyển tuyến đã giảm từ 5,8% năm 2016 xuống 4,8% năm 2020. Tại BV Gang thép Thái Nguyên, tỷ lệ chuyển tuyến đã giảm rõ rệt, từ 23,5% năm 2016 xuống 17,2% năm 2020.

Bộ Y tế cũng đang triển khai hiệu quả các đề án để nâng cao chất lượng KCB của tuyến cơ sở, đặc biệt là tuyến tỉnh, qua đó tạo điều kiện để tuyến tỉnh hỗ trợ chuyên môn, đào tạo phát triển. Với tuyến xa, danh mục dịch vụ y tế đã được mở rộng. Tuy nhiên, các tỉnh cần chú trọng hơn tăng cường nhân lực, trang thiết bị.

Chỉ chuyển lên mà không xuống là chưa phù hợp

Theo quy định hiện hành, với các cơ sở điều trị, khi có tình trạng bệnh vượt quá khả năng điều trị của BV, BV có trách nhiệm chuyển lên tuyến trên.

Nhưng qua thực tế giám sát KCB BHYT ở một số địa phương, tại BV tuyến tỉnh (BV hạng 1) khi có người bệnh nặng quá khả năng chuyên môn, BV tỉnh phải chuyển BN lên tuyến trên là tuyến T.Ư, chứ không được chuyển đến BV ngoài công lập trên cùng địa bàn (BV hạng 2) là tuyến dưới, dù BV này có đủ điều kiện để điều trị.

Nguyên nhân là theo quy định, BV tuyến trên chỉ được chuyển BN về tuyến dưới với trường hợp người bệnh nặng đã có sức khỏe ổn định, bệnh đã thuyên giảm. Chuyển tuyến như vậy khiến BN phải di chuyển xa lên tuyến trên, trong khi thực tế có thể điều trị ngay tại địa phương.

BV ngoài công lập làm được kỹ thuật cao hơn BV tỉnh nhưng chỉ xếp hạng 2, thấp hơn BV tỉnh là do BV đó tập trung đầu tư cho kỹ thuật mũi nhọn. Trong khi thực tế đánh giá xếp hạng BV phải căn cứ vào các tiêu chí toàn diện như: tiêu chí nhân lực, danh mục kỹ thuật đủ điều kiện thực hiện, chứ không phải chỉ một vài kỹ thuật mũi nhọn. Do đó, việc chuyển tuyến nên được xem xét phù hợp thực tế chuyên môn, chứ không chỉ căn cứ hạng BV, như vừa qua vẫn áp dụng.

Ông Phan Văn Toàn, Phó vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế)

Xem nhanh 20h: Thời sự toàn cảnh

Xem thêm: mth.13614422612132581-cuc-ueit-hnis-tahp-hnart-ed-oas-mal-neiv-neyuhc-ihk-ohc-nix-iv-cux-cub/nv.neinhnaht

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bức xúc vì xin - cho khi chuyển viện: Làm sao để tránh phát sinh tiêu cực?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools