vĐồng tin tức tài chính 365

Đau xương khớp vào mùa đông, làm sao để phòng tránh?

2023-12-18 08:49
Các chuyên gia khuyến cáo người cao tuổi duy trì tập thể dục để cải thiện đau xương khớp - Ảnh minh họa: NAM TRẦN

Các chuyên gia khuyến cáo người cao tuổi duy trì tập thể dục để cải thiện đau xương khớp - Ảnh minh họa: NAM TRẦN

Tại sao bệnh xương khớp đau hơn vào mùa lạnh?

Theo bác sĩ Vũ Văn Đại - khoa y học cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, sự thay đổi của thời tiết như nóng lạnh thất thường, lúc khô hanh, lúc lại ẩm ướt, mưa phùn… khi trời trở lạnh, nhiệt độ hạ thấp, làm cơ thể có xu hướng cố dự trữ năng lượng, khiến việc lưu thông máu kém hơn bình thường.

Trong khi đó, không khí lạnh thâm nhập cơ thể qua đường da, khiến cho mạch máu tại các vùng da đó co lại, làm giảm lưu thông của dịch khớp, máu đến các khớp xương bị hạn chế hoặc rất ít nên thiếu máu nuôi dưỡng khớp, các màng hoạt dịch và sụn khớp bị thương tổn, gây nên đau nhức.

Ngoài ra, cùng tác động của các yếu tố bên trong cơ thể như tuần hoàn tại chỗ nuôi dưỡng khớp kém, độ nhớt máu, dịch khớp, sự kết tủa của muối,… cũng chính là nguyên nhân gây các đợt bệnh cơ xương khớp khi giao mùa.

"Đặc biệt, khi trời lạnh kèm theo độ ẩm tăng cao do mưa phùn làm cho các gân cơ bị co rút lại, dịch khớp đông hơn. Điều đó khiến khớp trở nên khô cứng, đau mỏi, khó cử động. Hơn nữa khi trời lạnh, các thói quen tập luyện hằng ngày cũng bị giảm đi khiến khí huyết kém lưu thông góp phần làm bệnh nặng thêm.

Nguyên nhân gây đau xương khớp còn do bệnh lý khớp mạn tính có sẵn, cùng sức đề kháng và khả năng tự bảo vệ của cơ thể suy giảm. Đặc biệt, ở người già các chức năng hoạt động cơ thể bị suy yếu làm cho khí huyết vận hành giảm sút, không nuôi dưỡng được cân mạch, gây nên tình trạng đau và thoái hóa khớp", bác sĩ Đại nói.

Cách phòng tránh đau xương khớp mùa đông

Để xương khớp khỏe mạnh trong mùa đông và dự phòng những bệnh lý không đáng có, bác sĩ Đại khuyến cáo những biện pháp sau:

- Giữ ấm cho cơ thể

Khi trời chuyển lạnh, cần tăng cường giữ ấm cơ thể, việc giữ ấm luôn là vấn đề cần được chú trọng nhất trong mùa đông. Đặc biệt, chú ý vùng cổ, ngực, tay, chân, giữ ấm các khớp dễ bị thoái hóa (như khớp gối, khớp cổ chân, cổ tay, bàn tay…).

Khi khớp có dấu hiệu đau nhức, tê cứng, cần làm ấm xung quanh vị trí đau bằng xoa dầu hoặc cao nóng, sử dụng túi chườm, lá ngải sao với muối… để các mạch máu giãn ra, khí huyết lưu thông được dễ dàng đến nuôi các khớp.

Tuyệt đối không chườm hay xoa dầu nóng trực tiếp lên vùng khớp đang viêm cấp (sưng, nóng, đỏ, đau) sẽ khiến tình trạng sưng viêm trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, tránh tập thể dục ngoài trời khi thời tiết quá lạnh, nhiều gió, độ ẩm cao hay có mưa.

- Chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Để giảm đau cần giảm hoạt động và áp lực cho khớp như dùng gậy chống, vịn tay, mang gang hay miếng dán ở các khớp xương, đeo đai lưng, massage, chườm ấm… Với những nhân viên văn phòng cần hạn chế ngồi làm việc lâu quá hai giờ. Có thể tranh thủ một vài phút giải lao đi lại, vận động nhẹ nhàng vừa giúp tinh thần thoải mái, vừa ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp cổ, vai, cột sống.

Chế độ ăn uống hợp lý

Nên chú ý chế độ ăn uống như cần phải chú ý bổ sung đầy đủ protein, các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C, D,… Đồng thời, ăn nhiều thực phẩm hàm chứa nhiều can xi như sữa, chế phẩm từ đậu, các loại hạt, rau củ quả…

Tránh xa một số loại thực phẩm có thể tác động tới bệnh xương khớp như chất kích thích, thịt đỏ, đồ đông lạnh, phủ tạng động vật, đồ ăn nhanh, đồ ăn có tính nóng, quá chua hay quá mặn.

- Rèn luyện xương khớp

Nhiều người khi bị đau nhức xương khớp thường sợ đau nên không dám cử động, khiến các khớp càng trở nên tê cứng. Tuy nhiên, thực chất khi bị khớp, mọi người càng nên vận động thường xuyên nhưng nhẹ nhàng để giúp khí huyết lưu thông, mô sụn có điều kiện hấp thu dưỡng chất và tăng tiết dịch, bôi trơn các khớp.

Thay vì ngồi một chỗ, mỗi ngày có thể dành 30 phút đến 1 tiếng để thực hiện những bài tập thể dục đơn giản theo nguyên tắc nhẹ nhàng.

- Sử dụng thuốc hợp lý

Khi khớp bị đau nhức, nên đi khám bác sĩ sớm để được chỉ định điều trị phù hợp. Không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau (thường chứa corticoid dễ gây tổn thương dạ dày, phù nề, suy giảm hệ miễn dịch…).

Mắc bệnh xương khớp mà dùng toa thuốc kiểu Mắc bệnh xương khớp mà dùng toa thuốc kiểu 'ai sao tui vậy' thì chớ mong hết bệnh

Ngày càng nhiều người trẻ tuổi mắc các bệnh lý cơ xương khớp. Thói quen 'copy' toa thuốc, lạm dụng thuốc chứa corticoid khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng.

Xem thêm: mth.96753553111213202-hnart-gnohp-ed-oas-mal-gnod-aum-oav-pohk-gnoux-uad/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đau xương khớp vào mùa đông, làm sao để phòng tránh?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools