vĐồng tin tức tài chính 365

Người bệnh còn phàn nàn thời gian chờ làm thủ tục, chờ bác sĩ khám và nhập viện

2023-12-19 19:46
Kết quả đo lường của Sở Y tế TP.HCM cho thấy một số hạn chế khiến người bệnh phàn nàn về thời gian chờ làm thủ tục - Ảnh: H.K

Kết quả đo lường của Sở Y tế TP.HCM cho thấy một số hạn chế khiến người bệnh phàn nàn về thời gian chờ làm thủ tục - Ảnh: H.K

Đây là các nội dung được Sở Y tế TP.HCM báo cáo về kết quả triển khai đề án: "Đo lường chất lượng hoạt động và cung cấp dịch vụ công tại các cơ quan sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2022-2025" trong năm 2023.

Chờ làm thủ tục, chờ bác sĩ khám và chờ nhập viện vẫn là các hạn chế khiến người bệnh chưa thực sự hài lòng.

Về khảo sát hài lòng người bệnh ngoại trú, theo Sở Y tế, các bệnh viện đã đáp ứng mong đợi của người bệnh trước khi đến khám và điều trị tại bệnh viện. Hiện nay, một số bệnh viện trong giai đoạn tu sửa, mở rộng cơ sở để đáp ứng nhu cầu khám bệnh của người dân, do đó ít nhiều đã gây phiền hà cho người dân khi đến khám chữa bệnh.

Chẳng hạn như việc thiếu nhà vệ sinh, nhà vệ sinh đọng nước hoặc môi trường có bụi. Bên cạnh đó, còn có một số ý kiến về thời gian chở khám bệnh, thời gian chờ thực hiện cận lâm sàng cần cải tiến rút ngắn hơn nữa.

Về khảo sát trải nghiệm người bệnh nội trú, Sở Y tế đánh giá đa số người bệnh có mức độ phản hồi tích cực về trải nghiệm mà họ đã trải qua tại bệnh viện.

Các quy trình, thủ tục hành chính đơn giản, không còn gây phiền hà cho người bệnh. Tuy nhiên, còn một tỉ lệ nhỏ người bệnh cho biết phải chờ đợi khi làm thủ tục nhập viện hoặc chờ bác sĩ thăm khám tại khoa lâm sàng.

Vấn đề cải tạo cơ sở vật chất cũng gây nhiều sự không hài lòng cho người dân (bụi, tiếng ồn, lối đi, trật tự trong bệnh viện). Các dịch vụ tiện ích như căntin bệnh viện phục vụ ăn uống và nhu cầu sinh hoạt thiết yếu chưa đầy đủ và chất lượng, nhà vệ sinh, nhà tắm chưa được đầy đủ và thuận tiện.

Cũng theo Sở Y tế, hiện nay đa số các bệnh viện thực hiện thủ công trong công tác cấp các loại giấy chứng nhận, do đó chưa đáp ứng được sự hài lòng của người dân về các dịch vụ liên quan thủ tục hành chính.

Cụ thể như chữ ký số vẫn chưa được triển khai nhiều tại các cơ sở y tế. Vẫn còn một số ít có ý kiến cho rằng cơ sở khám chữa bệnh chưa hướng dẫn phân biệt rõ ràng, minh bạch các thủ tục hành chính nên dẫn đến nhầm lẫn cho người dân. Thủ tục hành chính vẫn là nhóm có tỉ lệ hài lòng thấp nhất (92,64%).

Theo Sở Y tế, đây là năm thứ hai ngành y tế triển khai khảo sát nội dung hài lòng liên quan đến thủ tục hành chính. Sở Y tế sẽ tiếp tục hướng dẫn các đơn vị trong hoạt động khảo sát này, đồng thời bổ sung các giải pháp hỗ trợ kịp thời cho người dân, nâng cao sự hài lòng cho người dân.

Đưa tiêu chí khảo sát hài lòng làm tiêu chuẩn đánh giá

Từ năm 2023, Sở Y tế đã đưa các tiêu chí khảo sát hài lòng người bệnh vào tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc và hoàn thành nhiệm vụ về chăm sóc sức khỏe của các địa phương.

Điều này giúp các đơn vị giám sát và duy trì tốt hoạt động khảo sát hài lòng người bệnh, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh trên địa bàn TP.

Sở Y tế đã thực hiện, giám sát và duy trì các loại hình khảo sát hài lòng mà đơn vị đã triển khai như ki-ốt khảo sát không hài lòng người bệnh tại các bệnh viện công lập, trải nghiệm người bệnh nội trú, lắng nghe những góp ý của người bệnh sau thời gian nằm viện nhằm ghi nhận ý kiến và các nội dung phản ánh của người bệnh.

Người bệnh TP.HCM  không hài lòng với khâu đăng ký khámNgười bệnh TP.HCM không hài lòng với khâu đăng ký khám

TTO - Trong 15 khâu đánh giá mức độ không hài lòng về khám chữa bệnh tại các bệnh viện ở TP.HCM, khâu làm thủ tục đăng ký khám bị người bệnh “kêu” không hài lòng.

Xem thêm: mth.34452219191213202-neiv-pahn-av-mahk-is-cab-ohc-cut-uht-mal-ohc-naig-ioht-nan-nahp-noc-hneb-iougn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Người bệnh còn phàn nàn thời gian chờ làm thủ tục, chờ bác sĩ khám và nhập viện”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools