Trong văn hóa Việt Nam, lời chào không chỉ là một lời hỏi thăm đơn thuần, mà còn là một lời chúc phúc, một lời cầu mong cho sự may mắn, bình an. Lời chào cũng là một lời chào đón, một lời mời gọi mọi người đến với nhau.
Lời chào cao hơn mâm cỗ là một câu tục ngữ của người Việt Nam, thể hiện giá trị của phép lịch sự trong văn hóa truyền thống.
Một lời chào chân thành, lịch sự thể hiện sự tôn trọng, quan tâm giữa con người với con người.
Qua bao thế hệ, chúng tôi muốn kết nối mảnh ghép lại với nhau để tạo nên từng giai điệu tạo ra một cung đường pavilion đang chờ bạn đến để khám phá...
Tre nứa là một vật liệu có nhiều ưu điểm bền bỉ, dẻo dai, thân thiện với môi trường và mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam.
Tượng trưng cho sự giản dị, mộc mạc nhưng cũng rất bền bỉ, dẻo dai, là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết, gắn bó của người Việt Nam.
Với mục tiêu sử dụng tre nứa để sáng tạo ra một tác phẩm mang ý nghĩa nhân văn, thể hiện tinh thần hữu nghị, đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
Mỗi mảnh ghép tre nứa là một cá nhân với những nét riêng biệt. Khi kết hợp lại với nhau, chúng tạo nên một tổng thể hoàn chỉnh, thể hiện sự gắn kết của cộng đồng.
Để tạo điểm nhấn cho tác phẩm, nhóm đã chia tác phẩm thành hai phân đoạn:
Vườn treo thanh âm
Dùng những chiếc chuông gió để gợi lên vẻ ngoài đặc trưng của mỗi thành phố của các nước kết nghĩa với TP.HCM.
Ngoài ra thì chuông gió là vật có ý nghĩa mang đến lời chào đón, tạo ra âm thanh vui tai, báo hiệu có khách đến cũng như biết được hướng gió, tạo ra không khí rộn ràng và vui vẻ.
Tương tác thanh âm
Nhóm đã sử dụng hệ thống âm thanh tương tác để khi bạn đến bạn sẽ được trải nghiệm một cách chân thật nhất.
Khi bạn tương tác chạm vào tablet trên thanh tre, bạn sẽ cảm nhận được lời chào của các nước trên thế giới. Những âm thanh này sẽ hòa quyện lại với nhau tạo thành một bản nhạc du dương, êm ái.
Thanh âm lời chào mang ý nghĩa tượng trưng cho sự gắn kết, hòa hợp của cộng đồng. Đồng thời cũng là lời chào thân ái mà nhóm muốn gửi gắm đến mọi người.
Cuộc thi ý tưởng thiết kế biểu tượng hữu nghị TP.HCM đã kết thúc
Tổng giải thưởng cuộc thi là 100 triệu đồng. Báo Tuổi Trẻ tiếp tục đăng tải các ý tưởng dự thi gửi đến hết ngày 27-12.
Để quảng bá và mở rộng hơn nữa mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa TP.HCM với các thành phố bạn bè trên thế giới, đồng thời thể hiện sự sáng tạo, bắt kịp xu hướng trong việc tạo điểm nhấn về đối ngoại, giao thương kinh tế, giao lưu văn hóa cũng như chia sẻ về những vấn đề có tính toàn cầu.
Được sự chấp thuận của UBND TP.HCM, Sở Ngoại vụ TP.HCM cùng báo Tuổi Trẻ, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, Công ty xi măng INSEE đồng hành, tổ chức cuộc thi Thiết kế biểu tượng hữu nghị TP.HCM.
Cuộc thi là cơ hội để mọi người tham gia đề xuất, nêu ý tưởng, đóng góp sáng kiến, thậm chí phác thảo thiết kế một công trình mang tính biểu tượng "TP.HCM - thành phố hữu nghị toàn cầu".
Đó là biểu tượng mở vì thành phố sẽ tiếp tục kết nghĩa với nhiều thành phố khác trên thế giới để mở rộng quan hệ, tăng tính kết nối, nâng tầm hiểu biết lẫn nhau cùng xây dựng một thế giới hòa bình, hữu nghị và tốt đẹp hơn.
Công trình biểu tượng này kỳ vọng là điểm nhấn mỹ quan của thành phố, đồng thời là một điểm đến đặc biệt trong hệ sinh thái du lịch ở trung tâm TP.HCM, dự kiến được xây dựng tại công viên Lam Sơn trên trục đường Lê Lợi trước nhà hát TP.HCM.
■ Cuộc thi có các giải thưởng:
- 1 giải nhất trị giá 50 triệu đồng.
- 1 giải nhì trị giá 25 triệu đồng.
- 1 giải ba trị giá 10 triệu đồng;
- 5 giải khuyến khích trị giá 3 triệu đồng/giải.
Báo TUỔI TRẺ
Bạn Trịnh Ngọc Long là sinh viên gửi đến cuộc thi thiết kế biểu tượng hữu nghị TP.HCM ý tưởng Khắc nhập khắc nhập.