Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2023 tăng 9,6% so với năm trước. Thị trường nội địa là điểm tựa cho doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường thế giới có nhiều biến động.
Nếu như trước đây, thị trường nội địa chỉ chiếm 40% tỷ trọng sản lượng hàng năm, thì năm nay đã tăng lên 70%. Với lợi thế là ngành hàng tiêu dùng, phát triển thị trường nội địa có thể bù lại thị trường xuất khẩu giúp doanh nghiệp vượt khó, đặc biệt trong mùa cao điểm mua sắm cuối năm.
Chiến lược thị trường thay đổi cũng đòi hỏi sự chuyển đổi của phương thức tiếp cận với người tiêu dùng. Các chương trình khuyến mại tập trung cuối năm triển khai được trên toàn quốc đang tạo ra lực kéo hiệu quả cho tiêu dùng nội địa.
Thị trường nội địa là điểm tựa cho doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường thế giới có nhiều biến động. Ảnh minh họa.
Thống kê cho thấy, chi tiêu tiêu dùng trong nước chiếm khoảng 60 - 65% GDP, trong đó chi tiêu hộ gia đình khoảng 50 - 55% GDP… Như vậy, sự đồng bộ trong các chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và kích cầu tiêu dùng đang tạo ra lực đẩy cần thiết cho tăng trưởng kinh tế.
Ông Andrea Coppola - Chuyên gia kinh tế trưởng, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đánh giá: "Sự tăng trưởng của doanh số bán lẻ - một chỉ số nói lên tiêu dùng cá nhân, ổn định ở mức khoảng 7,5% kể từ tháng 8. Các chính sách giảm thuế, cho vay tiêu dùng, tín dụng hướng vào sản xuất, tạo ra giá trị thực cho nền kinh tế giúp tiêu dùng nội địa là một động lực chính cho tăng trưởng kinh tế".
Để tạo động lực hơn nữa cần nâng cao hiệu quả của các các chính sách về kích cầu tiêu dùng và hệ thống phân phối mở rộng, để doanh nghiệp chủ động giữ sân nhà, hàng Việt có thể đi vào thị trường, thậm chí mở rộng ra các thị trường lân cận.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.85820501203213202-gnourt-gnat-ort-oh-aid-ion-gnud-ueit-hnam-yad/et-hnik/nv.vtv