vĐồng tin tức tài chính 365

Được hỗ trợ, hàng không Việt sẽ chiếm lĩnh thị trường bay quốc tế

2020-12-01 08:37

Được hỗ trợ, hàng không Việt sẽ chiếm lĩnh thị trường bay quốc tế

Ly Võ

Đại dịch Covid 19 khiến các hãng hàng không trên thế giới thiệt hại nặng nề. Hàng không Việt Nam có lợi thế thị trường bay nội địa vẫn hoạt động bình thường. Nếu được Chính phủ hỗ trợ, hai hãng hàng không mạnh của Việt Nam là Vietnam Airlines (VNA) và Vietjet có cơ hội tăng vị thế, tăng thị phần vận tải quốc tế trong ‘trật tự hàng không mới’ sau dịch.

Cơ hội ở ‘trật tự hàng không mới’

Trao đổi với phóng viên bên hành lang hội thảo quốc gia Vượt qua khủng hoảng, phát triển bền vững ngành hàng không Việt Nam, PGS. TS Trần Đình Thiên, thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, cho biết: Qua bài phát biểu của Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn tại hội thảo, ông càng nhìn rõ hơn cơ hội để hãng hàng không Việt Nam có thể bứt tốc sau dịch. Bứt tốc không chỉ trong nước mà cả ở thị trường quốc tế.

Theo ông Thiên, ngành hàng không thế giới bị thiệt hại nặng nề hơn Việt Nam khiến càng hãng lớn, thị trường rộng, chi phí cao càng gặp khó khăn, nợ, lỗ tăng phi mã. Trong khi tỷ suất lợi nhuận của các hãng hàng không thấp, rất khó gượng dậy nhanh sau dịch. Từ khi dịch bùng phát đến nay, Covid 19 đã ‘đốt’ 41% giá trị vốn hóa của 116 công ty hàng không niêm yết, trị giá 157 tỉ đô la Mỹ.

Theo Hiệp hội doanh nghiệp hàng không quốc tế (IATA), năm nay, doanh thu hàng không thế giới bị giảm 419 tỉ đô la, các hãng lỗ 84 tỉ đô la. Mặc dù các chính phủ trên thế giới đã hỗ trợ hàng không 173 tỉ đô la nhưng do dịch liên tục bùng phát, đường bay quốc tế phải đóng cửa, bay nội địa cũng bị hạn chế, các hãng hàng không cứ ‘lịm dần’.
Ông Thiên đề nghị Bộ GTVT và các hãng hàng không trong nước cần phân tích rõ hơn đối thủ trên thị trường thế giới để kịp thời kiến nghị Chính phủ có các giải pháp hỗ trợ, tăng sức cạnh tranh để nâng vị thế hãng hàng không Việt trong trật tự hàng không mới sau dịch. Đồng thời tăng kích cầu bay nội địa, tận dụng tốt thị trường nội địa, lấy thị trường nội địa làm bàn đạp để bứt tốc ra quốc tế sau dịch.

Chung quan điểm, chuyên gia kinh tế, PGS. TS Ngô Trí Long cho rằng, để tận dụng được thời cơ cải thiện vị thế trong trật tự hàng không thế giới sau dịch, cần giải quyết nhiều vấn đề tồn tại, vướng mắc của ngành hàng không. Trong bối cảnh ngân sách có hạn, trước tiên cần xác định rõ quan điểm hỗ trợ hãng nào. ''Nếu buộc phải lựa chọn thì cần phải chọn hỗ trợ 2 hãng có khả năng hồi phục tốt nhất, có vai trò lớn đối với kinh tế, xã hội và có khả năng cạnh tranh cao nhất ở trong nước và quốc tế'', ông Long nói.

Thứ trưởng Bộ GTVT - ông Lê Anh Tuấn phát biểu tại hội thảo. 

Cứu hàng không là tài trợ cho tương lai

Cũng theo ông Long, tiếp đến cần làm rõ hãng đang gặp khó khăn như thế nào, cần hỗ trợ gì? Phát biểu tại hội thảo, bà Hồ Ngọc Yến Phương, Phó tổng giám đốc Vietjet, cho biết: "Trước đại dịch, hằng năm tăng trưởng của Vietjet đạt bình quân trên 30%, Vietjet đã phục vụ 100 triệu hành khách, đóng góp thuế, phí, lệ phí xấp xỉ 9.000 tỉ đồng trong năm 2019.

Tuy nhiên, đại dịch Covid 19 gây thiệt hại quá lớn cho các hãng hàng không và nền kinh tế. Nhận diện rõ khó khăn, thách thức và cơ hội bứt tốc sau dịch, Vietjet cố gắng duy trì việc làm cho 6.000 người lao động, không cắt giảm nhân sự. Để hỗ trợ dòng tiền, hãng hàng không kinh doanh giỏi nổi tiếng thế giới này đã triển khai hàng loạt các giải pháp ứng phó với thách thức mới và phải chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính tích luỹ trong nhiều năm’.
Tương tự, VNA và hãng hàng không khác cũng đã nêu các khó khăn, giải pháp và kiến nghị hỗ trợ. Đại diện VNA đề nghị Chính phủ không xem xét thành lập hãng hàng không mới trước năm 2024.

Quan trọng, cấp bách nhất với các hãng hàng không là gói vay dài hạn ưu đãi lãi suất. Bà Phương đề xuất: ‘Vietjet kiến nghị Chính phủ xem xét bổ sung quy định giảm 3% lãi suất cho vay đối với vay vốn lưu động các doanh nghiệp hàng không trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19’.

Đồng tình với Vietjet và kiến nghị gói ưu đãi lãi suất 25.000 tỉ đồng của Hiệp hội doanh nghiệp hàng không, ông Ngô Trí Long, phân tích: ‘Nếu được vay bằng lãi suất tái cấp vốn như 4.000 tỉ đồng như VNA đã được Quốc hội duyệt vay thì tính ra mỗi năm Chính phủ cũng chỉ phải hỗ trợ 1.000 tỉ đồng lãi suất. Khoảng thời gian 3 - 5 năm thì chỉ có 3.000 - 5.000 tỉ đồng, quá nhỏ so với đóng góp của các hãng’ (mỗi năm các hãng hàng không nộp thuế và phí hơn 20.000 tỉ đồng). Có vốn hồi phục, các hãng sẽ trả được nợ, đóng góp nhiều cho ngân sách cho xã hội và nền kinh tế.

Để hàng không phát triển bền vững, theo ông Long, ‘Chính phủ và Bộ GTVT phải bảo đảm nguyên tắc công bằng, không phân biệt đối xử, bỏ ngay tư tưởng bảo hộ còn sót lại’. Đặc biệt đây là thời điểm giải bài toán hạ tầng cản trở ngành hàng không bằng việc xã hội hóa, cho tư nhân tam gia đầu tư hạ tầng hàng không, cho hàng không tư nhân thuê mặt bằng dài hạn để làm hang - ga, dịch vụ hàng hóa...

‘Nếu chúng ta cho tư nhân tham gia đấu thầu đầu tư các nhà ga, sân bay, tôi tin suất đầu tư nhà ga, sân bay sẽ giảm ít nhất 1/3 vốn đầu tư. Qua đó nhà nước sẽ tiết kiệm được hàng ngàn tỷ đồng từ mỗi dự án, hạ tầng hàng không, tình trạng chậm, hủy chuyến sẽ giảm hẳn, chất lượng phục vụ khách sẽ cải thiện rõ rệt’, ông Long nói.
Trở lại chuyện hỗ trợ hàng không, ông Trần Đình Thiên cho rằng với nền kinh tế mở như Việt Nam, cứu hàng không là cứu nền kinh tế, là tài trợ cho tương lai, Chính phủ cần hành động ngay để cứu hàng không. Đồng thời, cần hỗ trợ hãng mạnh vượt dịch, cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường bay quốc tế. ‘Ở góc độ khác, đại dịch Covid 19 là cơ hội rất tốt cho hãng hàng không Việt chiếm lĩnh, khẳng định vị thế ở ‘trật tự hàng không mới’ sau dịch, đừng nên chậm trễ, bỏ lỡ’, ông Thiên nói.

Kiến nghị của các hãng hãng không và một số đại biểu tại hội thảo:

- Kéo dài thời gian giảm 50% phí dịch vụ cất cánh, hạ cánh tàu bay và dịch vụ điều hành bay cùng với thời gian áp dụng mức giá tối thiểu đối với các dịch vụ chuyên ngành hàng không thuộc danh mục Nhà nước quy định khung giá cho đến hết năm 2021.

- Ngừng cấp phép hãng hàng không mới đến trước năm 2024.

- Cho các hãng hàng không vay 25.000 tỉ đồng trong 3-5 năm, áp dụng lãi suất bằng mức lãi suất tái cấp vốn cho các NHTM của Ngân hàng Nhà nước.

- Bổ sung vào Thông tư 01/2020 của Ngân hàng Nhà nước các khoản nợ phát sinh trong năm 2020 đối với ngành hàng không vào phạm vi, đối tượng được cơ cấu nợ, miễn, giảm lãi, phí… đến hết 31-12-2021.

- Bổ sung quy định giảm 3% lãi suất cho vay đối với vay vốn lưu động các doanh nghiệp hàng không trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19.

- Giảm thuế BVMT xuống mức 1.000 đồng/lít và kéo dài thời gian áp dụng chính sách giảm thuế BVMT đến hết năm 2021.

 

Xem thêm: lmth.-et-couq-yab-gnourt-iht-hnil-meihc-es-teiv-gnohk-gnah-ort-oh-coud/802113/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Được hỗ trợ, hàng không Việt sẽ chiếm lĩnh thị trường bay quốc tế”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools