Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV) đã công bố kết quả kinh doanh 9 tháng 2020 với lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số đạt 5,5 nghìn tỷ đồng (tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước).
Theo nhận định của chứng khoán Bản Việt, tăng trưởng cho vay và huy động của BIDV kém tích cực trong 9 tháng 2020. Bản Việt cho biết, số dư đầu tư chứng khoán nói chung (bao gồm cả chứng khoán AFS và HTM) ghi nhận mức giảm 10,8% tính từ đầu năm. Tăng trưởng cho vay của BIDV đạt 2,5% tính từ đầu năm trong 9 tháng 2020, vì vậy tăng trưởng tín dụng chung nhiều khả năng sẽ thấp hơn tăng trưởng cho vay. Trong khi đó, tăng trưởng huy động trong cùng kỳ đạt 2,8% so với 9,6% trong 9 tháng 2019, thấp hơn đáng kể so với kế hoạch 2020 của ngân hàng cho cả 2 khoản mục này là 9% đã được HĐQT công bố tại ĐHCĐ 2020.
Biên lãi ròng (NIM) của BIDV phục hồi 60 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm trước, đạt 2,56% trong quý 3/2020 nhưng giảm 31 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm trước xuống mức thấp kỷ lục 2,32% tính trong 9 tháng 2020. Tương ứng, mức tăng trong NIM đạt 2,56% trong quý 3/2020 từ 1,96% trong quý 2/2020 là do mức giảm 64 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm trước trong chi phí vốn tương ứng với mức tăng 17 điểm cơ bản trong lợi suất tài sản sinh lời (IEA).
Bản Việt nhận định, 4 đợt cắt giảm trần lãi suất kể từ tháng 11/2019 đã hỗ trợ tích cực đến chi phí vốn trong quý 3/2020. Tuy nhiên, lợi suất IEA giảm 52 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm trước trong 9 tháng 2020 do tác động của từ các đợt giảm lãi suất cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Cùng lúc đó, mức giảm 76,2% so với cùng kỳ năm trước trong huy động từ Kho bạc Nhà nước tại BIDV làm mất đi các lợi ích từ lãi suất huy động giá rẻ, làm NIM giảm xuống 31 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm trước còn 2,32%.
Tăng trưởng thu nhập phí thuần (NFI), thu nhập từ giao dịch ngoại hối và lãi từ giao dịch chứng khoán đầu tư ổn định bù đắp cho mức giảm trong thu nhập từ thu hồi nợ. Thu nhập từ giao dịch ngoại hối tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước đạt 1,3 nghìn tỷ đồng trong cùng giai đoạn. Đáng chú ý, BIDV ghi nhận lãi đáng kể 1.000 tỷ đồng trong 9 tháng 2020 trong chứng khoán đầu tư so với khoản lỗ 266 tỷ đồng trong mảng kinh doanh này trong cùng kỳ năm ngoái. Ba khoản mục này đóng góp 17,2% cho tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh, tăng từ mức 11,2% trong 9 tháng 2019. Ngoài ra, thu nhập từ thu hồi nợ giảm 19,4% so với cùng kỳ năm trước đạt 2,9 nghìn tỷ đồng và đóng góp 8,1% cho thu nhập từ hoạt động kinh doanh, giảm từ mức 10,5% trong cùng kỳ năm ngoái.
Tỷ lệ chi phí/thu nhập (CIR) duy trì ở mức thấp nhất trong danh mục theo dõi của Bản Việt do mức tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước 6,0% trong chi phí từ hoạt động kinh doanh (OPEX). Chi phí nhân viên tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước đạt 6,5 nghìn tỷ đồng với lượng nhân sự tăng 2,1% (tăng 551 người) trong 12 tháng qua. Chi phí nhân công chiếm 56,9% OPEX.
Các con số trong bảng cân đối kể toán ghi nhận mức cải thiện nhẹ trong chất lượng tài sản. Tỷ lệ nợ xấu giảm 12 điểm cơ bản trong quý 3/2020 và tỷ lệ xử lý nợ đạt 1,05% so với 1,23% trong quý 3/2019. Lãi dự thu trên tổng tài sản sinh lãi cũng giảm 5 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm trước đạt 0,9%, tương ứng xu hướng giảm trong số dư trái phiếu (bao gồm TPCP, TPDN và TP ngân hàng) từ mức tài sản sinh lãi 10,7% trong quý 3/2019 đạt 9,0% tính đến cuối quý 3/2020.
BIDV đã giảm chi phí dự phòng xuống 2,3% so với cùng kỳ năm trước trong 9 tháng 2020, tương ứng với tỷ lệ đạt 1,88% trên tổng dư nợ cho vay trong 9 tháng 2020, trong đó 1,54% được ghi nhận riêng cho dự phòng cụ thể (chi phí dự phòng cụ thể là dự phòng trực tiếp liên quan đến khoản vay khách hàng) – thấp hơn nhẹ so với mức 1,77% trong 9 tháng 2019. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) đạt 87,1% từ 78,2% trong quý 3/2019. BIDV đã xử lý toàn bộ số dự VAMC trong quý 1/2020.
Hà My
Theo Trí Thức Trẻ