vĐồng tin tức tài chính 365

Khổ với phụ huynh 'trực thăng'

2020-12-05 07:10
Khổ với phụ huynh trực thăng - Ảnh 1.

Phụ huynh nếu phát huy đúng vai trò của mình sẽ tích cực hỗ trợ nhà trường nuôi dạy con em. Trong ảnh: cha mẹ tham gia cùng con trong một chương trình của Trường mầm non Họa Mi 3, Q.5, TP.HCM - Ảnh: N.HÙNG

Trong khi lối cầu thang lên xuống chỉ có một, các con phải chen chúc nhau đi rất tội, chị N.T.An, phụ huynh có con đang học một trường tiểu học ở Q.Bình Thạnh, TP.HCM, bức xúc kể về những người mà chị gọi là "phụ huynh trực thăng", luôn "bay vòng vòng", can thiệp, điều hành mọi hoạt động của trường, lớp. 

Dù vậy, chị An cũng không phủ nhận vai trò của hội cha mẹ học sinh, cũng như đóng góp của những phụ huynh đặc biệt này.

Nhiều trường quá lệ thuộc vào những phụ huynh là các nhà hảo tâm, bị chi phối bởi các kế hoạch mà họ là người hỗ trợ, đóng góp phần lớn. Hiệu trưởng không để phụ huynh kiểm soát, không thay đổi kế hoạch, mà nên theo kế hoạch trường đã làm trước đó.

Thầy Nguyễn Xuân Đắc (hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Gia Thiều, TP.HCM)

Từ đổi nhân sự nhà ăn đến bầu ban cán sự lớp

"Có trường một bảo mẫu phải quản tới 2-3 lớp, dù rất cố gắng nhưng không xuể nên có cô ngất xỉu. Phụ huynh học sinh yêu cầu kiểm tra sức khỏe tốt mới được làm việc, yếu thì nghỉ, tìm người thay thế... Cả trường ai cũng biết đó là chủ trương tự đưa ra của một thư ký trong ban cha mẹ học sinh của trường. Tôi không biết họ là ai và tại sao lại điều hành trường, can thiệp quá sâu?" - chị An nói thêm.

Phụ huynh P.T.O. có con học ở Q.1 cũng từng bức xúc vì thấy có người trong ban đại diện của trường can thiệp vào cả việc bầu ban cán sự lớp. 

Chị cho biết: "Ban cán sự lớp là việc của giáo viên chủ nhiệm, trong quá trình quản lý lớp mới nắm được em nào giỏi, em nào nổi trội, em nào được tập thể lớp tín nhiệm thì mới bầu, để quản lý lớp, làm cầu nối tốt cho giáo viên. Đằng này, có một nam phụ huynh, cũng là nhà hảo tâm có tiếng của trường, chọn luôn lớp phó, lớp trưởng... trong đó có con mình. Như thế là không được".

Có không ít phụ huynh "bay vòng" trên giáo viên, điều hành, quản lý, "quán xuyến" luôn công việc của thầy cô. Cô Nguyễn Thị H. - giáo viên ở Q.Gò Vấp - kể: "Lớp có được hội phụ huynh học sinh theo sát, cô và trò như được chia sẻ. Nhưng ngược lại, họ can thiệp quá sâu vào chuyên môn, như đổi nhân sự nhà ăn, bầu ban cán sự lớp, yêu cầu kiểm tra giáo án... 

Thậm chí, có người từng đòi tôi cung cấp file giáo án điện tử để họ đối chiếu, bởi họ cũng là giáo viên tiếng Anh. Họ luôn yêu cầu cô phải làm thế này, thế kia. Có người còn muốn trao đổi điểm số kiểm tra trước khi phát bài, thông báo cho học sinh. Tôi thấy mình bị làm phiền và gần như bị "vô hiệu hóa" vai trò đứng lớp".

Hiệu trưởng phải điều chỉnh

Gần đây dư luận xôn xao về câu chuyện khó xử liên quan tới phụ huynh "trực thăng" ở một trường tiểu học Q.Bình Thạnh, khiến lãnh đạo Phòng GD-ĐT quận phải vào cuộc. "Đầu năm học, trường này đang chờ hiệu trưởng mới, phó hiệu trưởng là người phụ trách chung. 

Phụ huynh phản ảnh rằng người này bị một số thành viên trong hội cha mẹ học sinh "điều khiển", bị "lái" trong công tác chung ở trường, ảnh hưởng đến quyền lợi học sinh. Phòng đã xác minh, đúng có chuyện đó xảy ra và đã chuyển công tác hiệu phó sang một trường khác, ổn định lại trường, lớp, tinh thần phụ huynh" - một lãnh đạo Phòng GD-ĐT Q.Bình Thạnh nói.

Cô Hứa Thị Diễm Trâm - hiệu trưởng Trường THCS Hà Huy Tập (Q.Bình Thạnh) - chia sẻ câu chuyện mình từng chứng kiến là có một số phụ huynh trong ban đại diện còn can thiệp vào công tác tổ chức nhân sự của nhà trường, thậm chí "lái" không cho hiệu trưởng được bổ nhiệm tiếp.

Theo cô Trâm, gặp trường hợp như vậy, nếu không tiện trao đổi với phụ huynh thì hiệu trưởng nên báo cấp trên. Ngoài ra, hiệu trưởng cần nắm vững thông tư 55 về điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh để làm việc với phụ huynh, giúp phụ huynh thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.

"Ngoài ra, cần xây dựng tập thể nội bộ nhà trường đoàn kết, thống nhất, đảm bảo các hoạt động của nhà trường chặt chẽ, công khai, không có điểm hở để khỏi bị phụ huynh can thiệp" - cô Trâm nói.

Nói thêm về giải pháp, cô Trâm cho biết hiệu trưởng phải nói chuyện riêng với phụ huynh, không phải trong cuộc họp, mà có khi chỉ trong một buổi cà phê, bữa ăn thân mật nào đó. Qua đó ghi nhận sự đóng góp của cha mẹ học sinh nhưng cũng khéo léo nhắc nhở họ có những thứ cần để giáo viên làm, nếu không sẽ sai quy định. 

Việc này cũng cần "nghệ thuật nói" của hiệu trưởng, làm sao để phụ huynh có điểm dừng, cân nhắc không can thiệp quá sâu.

Chỉ là số ít

Chị Thanh Hà, ban đại diện cha mẹ học sinh Trường THCS Nguyễn Du (Q.1, TP.HCM), chia sẻ: "Tôi nằm trong ban đại diện phụ huynh 15 năm, ở trường của 3 con. Vai trò của chúng tôi là đồng hành cùng trường, lớp trong các hoạt động, tạo sân chơi cho các con. Chuyên môn dạy học, ban phụ huynh không can thiệp sâu. Đã trong ban phụ huynh thì ai cũng lăn xả, tự nguyện hỗ trợ cho trường vì tất cả các con chứ không phải chỉ nhiệt tình vì lớp có con của mình.

Quan điểm của tôi là ban phụ huynh không lấn sâu, không yêu cầu, bởi theo tôi có những việc ở lớp phụ huynh có cao siêu cỡ nào cũng không thay thế được giáo viên, chỉ thầy cô mới làm được. Phụ huynh 'trực thăng' tôi nghĩ là có nhưng chỉ là số ít".

'Quá oải hội phụ huynh, không cần đưa vào Luật Giáo dục'

TTO - Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi đang gây tranh cãi trong giới chuyên gia pháp luật, nhà quản lý giáo dục, giáo viên và cả phụ huynh khi có nội dung quy định về việc ban hành điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh.

Xem thêm: mth.91190101240210202-gnaht-curt-hnyuh-uhp-iov-ohk/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khổ với phụ huynh 'trực thăng'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools