vĐồng tin tức tài chính 365

Hiện đại rồi sẽ nhớ cái cối xay

2020-12-06 12:45
Hiện đại rồi sẽ nhớ cái cối xay - Ảnh 1.

Cụ Trường (phải) thử cối xay cho khách đến xem - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Một sáng đầu đông, khi người người còn cuộn trong chăn ấm, lão nông Nguyễn Trường (82 tuổi, ở xã Hải Ba, huyện Hải Lăng, Quảng Trị) đã xắn tay áo ngồi trước hiên ngôi nhà lụp xụp đục đẽo liên tay để làm chiếc cối xay lúa từ tre. 

Nghề làm cối xay lúa thủ công vốn đã mai một từ lâu, nay được cụ Trường níu giữ với mong muốn "neo giữ" nét tinh hoa của nghề thủ công truyền thống.

Ngồi chừng mỏi lưng, cụ Trường tiến lại chỗ chiếc cối xay đã hoàn thiện ở góc nhà, đổ mớ gạo rồi hì hục quay chiếc tay cầm to tựa mái chèo của người đi biển. Những hạt lúa vàng ươm cứ thế chuyển sang màu trắng đục, cụ Trường vừa hồi nhớ lại những năm tháng xưa cũ.

Cụ kể nghề làm cối xay lúa do ông cố của mình truyền lại. Cụ Trường là người ở thế hệ cuối cùng còn nhớ được nghề làm cối xay. Chẳng nhớ chính xác nghề làm cối xay có từ bao giờ và xuất phát ở đâu nhưng cụ vẫn in ghi những năm tháng theo cha rong ruổi học nghề. Năm lên 10 tuổi, cha đã đưa cụ đi khắp vùng để làm cối xay lúa. 

Sau này khi trưởng thành, cụ một mình đi làm cối cho người ta. Có chuyến phải ở hẳn nhiều tháng trời ở nhà người ta để làm cối xay. Thời đó cụ làm cối đổi công bằng lúa, hiếm hoi lắm mới có nhà đưa tiền. Cái công làm cối thời đó tính ra gần cả chục thúng lúa.

Công cao như thế vì đúng là hồi đó chẳng có gì thay được cối xay, chưa kể nhìn vậy mà cối xay cũng khá công phu với dàn đế gỗ, đế chân, máng xay, thân buồng xay... Tất cả các bộ phận được kết nối với nhau bằng mộng gỗ hoặc tre để tạo nên một chiếc cối xay hoàn chỉnh. 

Theo kinh nghiệm của cụ Trường, để làm được một chiếc cối mà khi xay tách được trấu gạo nhưng hạt vẫn nguyên đòi hỏi người thợ phải thật khéo tay từ khâu chọn tre vừa đủ già để tránh mối mọt cho đến việc chẻ tre, ngâm tre, chọn gỗ chẻ thật mỏng và đều để khi kết nối các bộ phận vào cối sẽ ăn khớp, chắc chắn.

Công đoạn cực nhất có lẽ là làm phần thân cối. Cụ Trường bảo rằng nhìn thì có vẻ đơn giản chỉ là một cái nan tre đan lại quấn quanh. Nhưng chiếc cối đẹp hay xấu, bền hay "rêm" là ở công đoạn cuối cùng này. 

Phần thân cối xay thì thợ lành nghề phải biết lèn bằng loại đất đặc biệt. Người thợ ra đồng tìm chọn đất sét có độ dẻo cao, gánh về phơi khô rồi dùng gậy đập cho đất rã mịn. Sau đó đất được sàng lấy những hạt tơi mịn rồi mang trộn với muối hạt và nước theo tỉ lệ 10 đất - 1 muối. Việc trộn muối vào đất vừa giữ được độ ẩm của đất để đất không rơi ra ngoài khi xay xát, vừa chống mối mọt. 

Bên ngoài vỏ cối được trát một lớp đất sét trộn với phân trâu, bò và dây tơ hồng mọc dại giã nát, tỉ lệ nào phù hợp cho từng nguyên liệu là bí quyết của những người thợ làm cối.

Từ khi có điện, rồi có máy xay thì chiếc cối xay lúa tre dần bị quên lãng rồi biến mất hoàn toàn. Nhưng vài năm gần đây bỗng dưng có người tìm về đặt cụ Trường làm những chiếc cối tre xưa cũ. Những chiếc cối xay lại nối tiếp nhau ra Bắc vào Nam. Có chiếc vào bảo tàng, nhà văn hóa, có chiếc xuất hiện trong các lễ hội..., thậm chí có cả những người nhờ cụ Trường làm cối chỉ để ở trong nhà.

Quà tặng mẹ cha nhớ thời lam lũ

"Tình cờ tôi biết tin có cụ Trường vẫn giữ nghề làm cối xay lúa xưa, hỏi thăm bạn bè rồi liên hệ. Tôi muốn ghé tận nơi để tận mắt xem cụ làm. Chiếc cối gắn với ký ức của cha mẹ tôi suốt đời lam lũ, nay ông bà rất vui khi tôi mua nó về tặng để chưng trong nhà" - ông Đoàn Nhân (53 tuổi) từ Hải Dương lặn lội vào Quảng Trị gặp cụ Trường đặt mua chiếc cối xay lúa tre chia sẻ.

Nguy cơ mai một văn hóa dân gianNguy cơ mai một văn hóa dân gian

TTO - Buồn, đau đáu, lo lắng là tâm trạng chung của những ai quan tâm đến giá trị văn hóa dân gian của các dân tộc thiểu số trước nguy cơ mai một "chưa được chặn đứng".

Xem thêm: mth.3644659150210202-yax-ioc-iac-ohn-es-ior-iad-neih/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hiện đại rồi sẽ nhớ cái cối xay”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools