vĐồng tin tức tài chính 365

Grab có quyền tăng giá cước và chiết khấu nhưng không được đổ lỗi cho chính sách

2020-12-09 20:02
Grab có quyền tăng giá cước và chiết khấu nhưng không được đổ lỗi cho chính sách - Ảnh 1.

Hành khách đón GrabCar tại sân bay Tân Sơn Nhất chiều 7-12 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Trong thông cáo phát đi chiều 9-12, Tổng cục Thuế cho biết vừa kết thúc buổi làm việc với Grab cách đây ít phút để yêu cầu doanh nghiệp này giải trình khi cho rằng Nghị định 126 khiến tăng giá cước và chiết khấu.

Tại buổi làm việc, theo Tổng cục Thuế, Grab chưa chứng minh được lý do tăng giá cước, chiết khấu là do Nghị định 126 mà doanh nghiệp thông tin trên một số báo chí mấy ngày vừa qua.

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bà Tạ Thị Phương Lan, phó vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ, vừa và hộ kinh doanh, cá nhân, Tổng cục Thuế, cho biết, Nghị định 126 hướng dẫn một số điều của Luật quản lý thuế về khai thuế chứ không điều chỉnh thuế suất cũng như quy định chính sách thuế. Nên việc Grab tăng giá cước và chiết khấu từ ngày 5-12 không phải do Nghị định 126.

"Grab có quyền tăng giá cước và mức chiết khấu nhưng không thể đổ lỗi cho chính sách được" - bà Lan nhấn mạnh.

Theo bà Lan, do trước đây chưa có hướng dẫn cụ thể về chính sách thuế đối với mô hình hợp tác kinh doanh với cá nhân. Nên việc thực hiện khai thuế đối với mô hình Grab không thống nhất và chưa đúng quy định.

Do đó, Nghị định 126 có hướng dẫn chi tiết về việc khai thuế đối với mô hình hợp tác kinh doanh với cá nhân. Còn chính sách thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải không thay đổi, được quy định từ trước và áp dụng thống nhất mức thuế giá trị gia tăng 10%.

Như vậy, bà Lan nhấn mạnh Nghị định 126 không làm tăng giá cước vận tải vì mức thuế giá trị gia tăng vẫn áp dụng 10% như từ trước đến nay. Còn đối với tài xế, lái xe chỉ phải nộp thuế thu nhập cá nhân mức 1,5% nếu doanh thu trên 100 triệu đồng/năm, không phải nộp thuế giá trị gia tăng mức 3% như trước đây nữa.

Bà Lan cũng cho rằng điều này cho thấy Nghị định 126 không làm tăng giá cước vận tải cũng như mức thuế đối với tài xế. Do vậy, Grab phải có trách nhiệm điều chỉnh lại cơ cấu giá tính thuế để đảm bảo không ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng cũng như thu nhập của tài xế.

Ngoài thông tin trên, theo Tổng cục Thuế, tại cuộc làm việc với Grab, cơ quan này cũng giải thích rõ Nghị định 126 quy định nghĩa vụ khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động hợp tác kinh doanh là doanh nghiệp thực hiện. Doanh nghiệp phải khai thuế giá trị gia tăng đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác này.

Grab là hoạt động kinh doanh vận tải. Nên doanh nghiệp phải khai thuế giá trị gia tăng với mức thuế 10% và doanh nghiệp được khấu trừ thuế đầu vào theo quy định.

Grab tăng giá cước từ 5-12, người dùng Grab tăng giá cước từ 5-12, người dùng 'ngã ngửa' còn tài xế lo ế

TTO - Bắt đầu từ 5-12, hành khách đi xe công nghệ phải chi thêm tiền với mức tăng theo từng kilomet (km). Các tài xế lo ngại người tiêu dùng sẽ dè dặt hơn trong việc đặt xe dẫn đến tình trạng ế ẩm, giảm thu nhập.

Xem thêm: mth.44114558190210202-hcas-hnihc-ohc-iol-od-coud-gnohk-gnuhn-uahk-teihc-av-couc-aig-gnat-neyuq-oc-barg/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Grab có quyền tăng giá cước và chiết khấu nhưng không được đổ lỗi cho chính sách”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools