Sáng 11-12, bác sĩ Lê Công Lĩnh, giám đốc Trung tâm Y tế Phú Quốc (Kiên Giang), cho biết vừa tiếp nhận cấp cứu 4 nạn nhân bị ngộ độc khí hầm cá từ xã đảo Thổ Châu.
Bốn người này gồm 2 người quê Cà Mau là Lê Tấn Hộ (42 tuổi), Lý Minh Trung (50 tuổi) và 2 người cùng quê Kiên Giang là Trần Văn Sơn (15 tuổi), Nguyễn Văn Út (31 tuổi), cùng đi đánh bắt hải sản trên một tàu cá của tỉnh Cà Mau.
Theo thông tin ban đầu, tối 10-12 ông Lê Tấn Hộ xuống hầm tàu lấy cá lên nấu cơm cho cả tàu (14 người) ăn. Vừa xuống tới nơi ông Hộ ngất xỉu. Sau đó lần lượt ông Trung, anh Út và Sơn xuống cứu người cũng ngất xỉu theo.
Lúc này những người còn lại trên tàu lập tức mở hết các nắp hầm liền kề để thông khí, đồng thời dùng dây kéo đưa 4 người bị xỉu dưới hầm lên boong tàu. Ngay sau đó, con tàu nổ máy chạy hết tốc lực vào đảo Thổ Châu.
Do điều kiện y tế tại đảo Thổ Châu không đảm bảo, nên sau khi sơ cứu bước đầu, cả 4 thuyền viên gặp nạn được tàu của lực lượng kiểm ngư chở vào đảo Phú Quốc tiếp tục cấp cứu.
Sau hành trình dài 7 giờ từ Thổ Châu vào Phú Quốc và hơn 3 giờ điều trị tại Trung tâm Y tế Phú Quốc, sức khỏe của 3/4 thuyền viên đã tạm ổn định. Riêng ông Lê Tấn Hộ vẫn trong tình trạng lơ mơ đang được cấp cứu tiếp tục.
Theo một số chủ tàu cá có kinh nghiệm, cá biển đổ xuống hầm tàu nếu ủ thiếu độ lạnh hoặc đóng nắp hầm quá kín sẽ dẫn tới các loại khí độc hại (chủ yếu là metan và hidro sulfua) tăng hàm lượng.
Do đó để đảm bảo an toàn, tránh tình trạng ngộ độc khí, các chủ tàu thường khuyến cáo thuyền viên mở nắp hầm trước 10-15 phút sau đó mới xuống làm việc.
TTO - Ngày 6-11, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa cho biết đang điều trị một bệnh nhân bị ngộ độc do ăn cá chình bông. Trung tâm Y tế huyện Vạn Ninh tiếp nhận 3 bệnh nhân là người thân của bệnh nhân này, cũng bị ngộ độc tương tự.
Xem thêm: mth.59663120111210202-ac-uat-mah-ioud-cod-ogn-neiv-neyuht-4-ioht-pik-uuc/nv.ertiout