Lý do chọn bánh mì để khởi nghiệp.
Là một món ăn vô cùng quen thuộc và bình dân tại các con phố lớn nhỏ, có thể nói dù sinh ra ở đâu thì một cửa hàng bánh mì vẫn có thể tồn tại được. Về khẩu vị của người Việt thì bánh mì luôn là một thực đơn lý tưởng cho các bữa sáng, bữa trưa và thậm chí là bữa ăn tối. Nguyên liệu để làm nên một chiếc bánh mì thì vô cùng đơn giản mà quen thuộc: pate, trứng, xúc xích, thịt gà hay thịt xá xíu, vì vậy giá thành của mỗi chiếc bánh mì là không cao, vốn đầu tư để mở một cửa hàng bánh mì cũng theo đó mà vô cùng tiết kiệm.
Khởi nghiệp thành công với bánh mì.
Một trong những thương hiệu bánh mì đình đám trong năm vừa qua chính là "Bánh Mì Dân Tổ Việt Nam", một biểu tượng ẩm thực của các bạn trẻ sành ẩm thực, với hơn 40 cửa hàng hiện hữu tại khắp các tỉnh thành như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Thanh Hóa, Thái Nguyên,...
Bí quyết của thương hiệu này chính là biến những chiếc bánh mì tưởng chừng như dung dị, bình dân trở nên đặc biệt và phá cách hơn. Nói về cách chọn Menu, ngoài những món bánh mì thông thường thì ở đây còn phục vụ những loại bánh đặc biệt như Bánh mì heo quay, Bánh mì lườn ngỗng áp chảo hay Bánh mì sốt thịt bằm khoai tây.
Trong kinh doanh bán lẻ, yếu tố "Location" (vị trí) luôn là chìa khóa trong bước đầu tiếp cận khách hàng. Bánh Mì Dân Tổ Việt Nam đã vô cùng thông minh khi chọn những thành phố lớn, những nơi đông đúc dân cư để đặt cửa hàng của mình tại đó. Thêm vào nữa, những thiết kế của mỗi cửa hàng cũng vô cùng hiện đại, bắt mắt, mang hơi hướng trẻ trung phù hợp với thị hiếu của những bạn trẻ hiện nay. Không chỉ còn là những chiếc bánh mì take-away, mà ăn bánh mì, thưởng trà ngon và check-in phải đẹp.
Một điểm cộng nữa ở thương hiệu này có lẽ là ở cách họ xây dựng nhận diện thương hiệu một cách rất khác. Sự cá tính được thể hiện từ những cái tên (Bánh Mì Dân Phượt, Bánh Mì Dân Bay, Bánh Mì Dân Chơi, Bánh Mì Bốc Đầu,...). Sự phá cách, mới mẻ nằm trong những sản phẩm trendy như Bánh Mì Kem hay Bánh Mì Bơ Tỏi, Bánh Mì Mậu Dịch. Từ hình ảnh cho đến sản phẩm đều khơi dậy sự tò mò của các bạn trẻ, độc đáo mà vẫn giữ được nét truyền thống vốn có.
Đặt để tâm huyết vào từng chiếc bánh mì
Những chiếc bánh mì pate cay hay "bánh mì que" nổi tiếng khắp Hải Phòng, ai du lịch tới đây cũng phải mua dăm ba chục cái về làm quà. Theo chia sẻ của một chủ cửa hàng ở đây, một ngày con số bánh mì bán ra lên tới hàng nghìn cái, khách đông từ sáng đến tối, cho dù là mua về hay ăn tại quán. Họ nói rằng để thu hút thực khách thì trước tiên món ăn đó phải được làm ra từ tình yêu của người bán, từ nguyên liệu chất lượng trong từng chiếc bánh mì thì khách hàng ăn một lần và họ sẽ còn quay lại nhiều lần khác, không có sức lan tỏa nào nhanh bằng sự truyền miệng.
Kết lại, khởi nghiệp với bánh mì không phải là một ý tưởng tồi, trái ngược lại đây là một cơ hội rất lớn cho các bạn trẻ có đam mê kinh doanh nhưng chưa có định hướng riêng cho mình. Thế nhưng, cho dù là kinh doanh mặt hàng nào, điều cần thiết là phải tìm ra được cái riêng, cái phá cách của thương hiệu mình, cái mà không nơi nào có và phải đặt trọn trái tim vào những "đứa con" này. Chỉ khi đó, thương hiệu của bạn mới có tiếng nói riêng trong một thị trường quá nhiều sự cạnh tranh như hiện nay.
Ánh Dương
Theo Nhịp Sống Kinh Tế
Xem thêm: nhc.37895302141210202-gnohk-oas-iat-im-hnab-iov-peihgn-iohk/nv.zibefac