Đổi mới, chuyển đổi số, ứng dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn, Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây, Blockchain... được coi là chìa khóa để tăng cường hiệu quả quản lý, vận hành, tận dụng các cơ hội mới.
Các chuyên gia khẳng định, số hoá là một trong các công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp tồn tại vượt qua khó khăn. Đây không chỉ là một xu thế mà còn là một lựa chọn bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp.
Tuy vậy, trong chặng đường số hóa, doanh nghiệp cần quan tâm những gì? Đây chính là một trong những nội dung thảo luận nhận được sự quan tâm của nhiều thính giả tại phiên thảo luận Chuyển đổi số cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tại Diễn đàn Cấp cao CNTT- TT Việt Nam 2020 – Ngày chuyển đổi số Việt Nam 2020 (Dxday 2020) diễn ra sáng 15/12 tại Hà Nội.
Diễn đàn Cấp cao CNTT- TT Việt Nam 2020 – Ngày chuyển đổi số Việt Nam 2020 (Dxday 2020) tại Hà Nội.
"Đừng ảo tưởng chuyển đổi số là sẽ hóa thành rồng. Đầu tiên, doanh nghiệp cần phải trả lời câu hỏi "đã thực sự sẵn sàng chuyển đổi số chưa?", ông Nguyễn Kim Hùng, Phó viện trưởng Viện khoa học quản trị Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chia sẻ tại phiên thảo luận.
Theo vị chuyên gia, doanh nghiệp cần làm rõ sự sẵn sàng của hệ thống trước khi chuyển đổi số, tự rà soát có đủ nền tảng để chuyển đổi số không? Đã có chiến lược kinh doanh số chưa và làm thế nào để cả hệ thống, nhân viên tham gia số hóa.
"Nhân viên của doanh nghiệp phải hiểu, có kỹ năng mới có thể thực hiện số hóa. Số hóa được quy trình rồi mới tìm nền tảng phù hợp, áp dụng và tiến đến quản trị nội bộ (tài chính, kế toán, nhân sự). Chuyển đổi số là cần thiết nhưng cách làm cần cụ thể, gần gũi hơn", ông Hùng nhấn mạnh.
5 trụ cột trong chuyển đổi số doanh nghiệp được ông Nguyễn Kim Hùng, Phó viện trưởng Viện khoa học quản trị Doanh nghiệp nhỏ và vừa trình bày tại Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam sáng 15/12.
Chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số của VNPT, ông Đặng Thanh Hưng, Giám đốc Trung tâm công nghệ Thông tin, VNPT Vinaphone cho rằng, chuyển đổi số cần xuất phát từ nhận thức cần phải thay đổi và các chiến lược thay đổi đồng bộ và thích nghi của doanh nghiệp, không phải vấn đề của riêng bộ phận Công nghệ thông tin.
Việc chuyển đổi số cũng cần thực hiện xuyên suốt từ cấp lãnh đạo đến từng bộ phận, nhân viên của tổ chức. Và cuối cùng, chuyển đổi số bắt đầu với tầm nhìn dài hạn và bắt đầu với những dự ạn nhỏ, được điều chỉnh theo mục tiêu ngắn hạn của tổ chức.
Mindset của người đứng đầu doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi số.
"Chuyển đổi số là chìa khóa bước vào thời kỳ mới", nhưng thực sự có dễ dàng chuyển đổi số cho doanh nghiệp hay không? Đây là câu hỏi của Founder & CEO công ty Cổ phần Công nghệ Getfly Việt Nam Nguyễn Huy Hoàng đặt ra trong phiên thảo luận.
Theo vị CEO, vấn đề về chi phí hay công cụ không hẳn là rào cản đối với chuyển đổi số. Điều kiên tiên quyết là người chủ doanh nghiệp phải thực sự quyết tâm bước vào chuyển đổi số. Sau đó là việc doing nghiệp đầu tư cho nhân viên, công cụ như thế nào.
"Không thể kỳ vọng máy PC cũ chạy trơn tru hệ điều hành mới mà phải nâng cấp nó", ông Huy Hoàng khẳng định.
Xem thêm: mth.23731331151210202-gnor-hnaht-aoh-es-al-os-iod-neyuhc-gnout-oa-gnud/nv.ahos