Nằm giữa quận Manhattan, cửa hàng dược Bigelow ra đời vào năm 1838 và đã trải qua hàng loạt biến động lớn trong lịch sử Mỹ như chiến tranh, các cuộc suy thoái kinh tế hay sự kiện ngày 11/9. Tuy nhiên, những ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, đang là một thách thức chưa từng có tiền lệ.
"Chúng tôi đã sống sót qua mọi thứ, nhưng đại dịch lần này có lẽ là vấn đề lớn nhất từ trước đến giờ. Khó khăn lớn nhất ở đây là sự không chắc chắn, không ai biết nó sẽ còn kéo dài bao lâu", ông Ian Ginsberg - chủ cửa hàng dược Bigelow Apothecary nói.
Tâm trạng trên cũng được xem là tâm trạng chung của phần lớn doanh nghiệp nhỏ tại New York. Từ tháng 3 khi thành phố này trở thành ổ dịch lớn nhất tại Mỹ, đã có khoảng 2.800 doanh nghiệp nhỏ phải đóng cửa.
Cửa hàng thuốc gần 200 năm tại New York (Mỹ) đang chật vật ứng phó với khó khăn từ dịch bệnh.
So với những cái tên khác, Bigelow có chút ít lợi thế khi kinh doanh một mặt hàng thiết yếu và do đó vẫn có thể mở cửa. Tuy nhiên, chìa khóa để vượt qua khó khăn là sự thận trọng.
Ông Ian Ginsberg nói: "Rõ ràng vượt qua nó không đơn giản, nhưng chúng tôi rất thận trọng, bởi chúng tôi là một doanh nghiệp bảo thủ, mong muốn duy trì hoạt động qua nhiều thế hệ gia đình. Chúng tôi sẽ cố gắng sống sót nhờ vào sự ổn định và chuẩn bị sẵn sàng cho mọi thứ".
"Tôi đã là khách hàng ở đây suốt 50 năm. Họ luôn cực kỳ hiểu biết và thân thiện với khách hàng, thậm chí còn từng có cả quầy đồ ăn trưa cho khách. Thật là một dịch vụ tuyệt vời", một khách hàng mua thuốc chia sẻ.
Theo ước tính, có tới khoảng 75% doanh nghiệp nhỏ tại Mỹ cần đến các khoản hỗ trợ từ Chính phủ nhằm duy trì trong đại dịch. Tuy nhiên, hỗ trợ thôi là chưa đủ, sự nỗ lực và cẩn trọng vẫn rất cần thiết để có thể sống sót trong giai đoạn thách thức hiện nay.
VTV.vn - Sau nhiều tháng dịch COVID-19 ít có dấu hiệu thuyên giảm, nhiều doanh nghiệp tại Mỹ quyết định phải khôi phục lại nhịp kinh doanh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.58472700161210202-91-divoc-iv-hcik-yugn-iout-man-002-nag-couht-gnah-auc/et-hnik/nv.vtv