Số lượng cổ phần An Cường mà Công ty cổ phần Nhựa Hà Nội (mã NHH) tiếp tục mua vào lần này là 890.000 cổ phần, tương ứng 6,09% vốn điều lệ của An Cường.
Sau khi hoàn tất việc mua thêm 890.000 cổ phần An Cường, tỷ lệ sở hữu của Nhựa Hà Nội tại An Cường tăng lên 98,9%.
Nhựa Hà Nội sẽ nhận chuyển nhượng 890.000 cổ phần nói trên từ các cổ đông hiện hữu. Giá nhận chuyển nhượng, Hội đồng quản trị uỷ quyền cho ông Bùi Minh Hải, chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định dựa trên cơ sở đàm phán với các cổ đông hiện hữu.
Theo kế hoạch công bố trước đó, năm 2020, Nhựa Hà Nội sẽ thực hiện M&A An Cường. Công ty cổ phần Vật liệu Xây dựng công nghệ cao An Cường sở hữu thương hiệu Anpro, có nhà máy sản xuất với diện tích 13.000m2 đặt tại Khu công nghiệp kỹ thuật cao An Phát, Tp. Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
An Cường hiện có công suất sản xuất 80.000 – 150.000m2/tháng, với các sản phẩm chủ lực tấm ốp, phào chỉ trang trí, tranh 4D, ván sàn SPC hèm khoá. Trong đó, sản phẩm ván sàn SPC là sản phẩm chủ lực cửa An Cường. An Cường dự kiến sẽ xuất khẩu sản phẩm ván sàn SPC sang Mỹ từ năm 2020 mang về 70% doanh thu cho An Cường.
9 tháng đầu năm, Nhựa Hà Nội đạt 120 tỷ đồng doanh thu, tăng nhẹ; lợi nhuận trước thuế đạt hơn 46 tỷ đồng, giảm 7%; lợi nhuận sau thuế đạt 34 tỷ đồng, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do tác động kết quả kinh doanh quý 3 giảm đến 26%. Nhựa Hà Nội cho biết, trong quý 3 dù công ty đã giảm chi phí tối đa nhưng công ty chịu phân chia lỗ liên doanh, liên kết.
Năm 2020, Nhựa Hà Nội đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế 146 tỷ đồng, với kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm, Nhựa Hà Nội cần có đột biến trong kết quả kinh doanh quý 4 mới có thể chạm đến kế hoạch lợi nhuận đã đề ra.
Xem thêm: mth.90520610181210202-gnouc-na-iat-uuh-os-gnan-cut-peit-ion-ah-auhn/nv.ymonocenv