Về nguyên tắc trả lương, người sử dụng lao động không những phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động như bộ luật hiện hành, mà còn không được can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động.
Đặc biệt không được ép người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của mình hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
Theo Bộ luật Lao động 2019, nếu chậm trả lương quá 15 ngày, người sử dụng lao động sẽ trả thêm tiền lãi suất trong khi đó, luật hiện hành cho phép người sử dụng lao động được chậm trả lương tối đa 1 tháng.
Người sử dụng lao động cũng phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động vào mỗi lần trả lương trong đó ghi rõ các nội dung về tiền lương; tiền lương làm thêm giờ; tiền lương làm việc vào ban đêm cũng như nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).
Người lao động sẽ có thêm các ngày nghỉ có báo trước được nguyên lương trong các trường hợp sau: Con nuôi kết hôn; cha nuôi, mẹ nuôi của mình hoặc của vợ hoặc chồng qua đời.
Cũng theo Bộ luật này, kể từ năm 2021, người lao động sẽ được nghỉ 2 ngày và hưởng nguyên lương vào dịp lễ Quốc khánh theo các phương án do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Đặc biệt, nếu không được trả lương đúng hạn người lao động được tự nghỉ việc mà không cần báo trước.
Ảnh minh họa - Dân trí.
Từ 1/1/2021, Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định nhiều điểm mới về lương thưởng với người lao động. Cụ thể, Điều 103 quy định thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Như vậy, thưởng Tết của người lao động có thể không phải là tiền mặt. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp, người sử dụng lao động duy trì việc thưởng hiện vật như bánh, kẹo, mứt, vé tàu, vé xe hoặc chính sản phẩm của công ty làm quà Tết cho người lao động trong dịp lễ, Tết.
Đáng lưu ý, Bộ luật Lao động 2019 cũng không quy định cứng doanh nghiệp, người sử dụng lao động bắt buộc phải có thưởng Tết cho người lao động.
Ngoài ra, quy định về tiền lương của người lao động làm việc trong các ngày nghỉ lễ, Tết được giữ nguyên so với Bộ luật lao động hiện hành.
Cụ thể, nếu đi làm trong những ngày nghỉ lễ, người lao động sẽ nhận thêm 300% lương cơ bản. Như vậy, người lao động hưởng tổng cộng 400% lương/ngày nếu đi làm vào những ngày được quy định là lễ, Tết.
Bộ luật cũng giữ quy định người lao động được hưởng 100% tiền lương trong các ngày nghỉ lễ dù không đi làm.
VTV.vn - Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 quy định thưởng Tết, ngoài tiền có thể bằng hiện vật.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.97553851112210202-iom-ig-oc-1202-man-tet-gnouht-gnoul/et-hnik/nv.vtv