vĐồng tin tức tài chính 365

Gần 4000 tài khoản facebook, ngân hàng bị nhóm tội phạm trẻ chiếm đoạt và lừa đảo thế nào?

2020-12-25 08:18

Thủ đoạn chiếm đoạt hàng loạt tài khoản

Ngày 24/12, Đại tá Đặng Mạnh Cường - Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự Công an quận Nam Từ Liêm (TP Hà Nội) cho biết, đơn vị vừa triệt phá thành công vụ "sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản".

Bước đầu, Công an quận Nam Từ Liêm đã bắt giữ nhiều đối tượng trong vụ án gồm: Trần Đạo Nghĩa (SN 1999), Bùi Ngọc Hải (SN 2000), Nguyễn Ngọc Hải (SN 2001), Dương Viết Hưng (SN 2003), Nguyễn Thanh Phúc (SN 1998), Nguyễn Chung Tú (SN 1999), Lê Doãn Dương (SN 1999), Nguyễn Minh Luật Phú (SN 2001, đều trú tại huỵện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Điều tra xác định, đầu năm 2019, Nghĩa tự tạo 1 đường link trên website: Weebly.com liên kết với email của hắn là chaydi102@gmail.com để gửi cho tài khoản facebook khác với giao diện ngụy trang là nhờ “like” (thích) nội dung trong đường link đó.

Khi người dùng truy cập vào đường link này và nhập tên tài khoản, mật khẩu facebook thì các thông tin này sẽ tự động được gửi về email liên kết của Nghĩa. Sau đó, Nghĩa đổi mật khẩu, chiếm quyền quản trị tài khoản.

Gần 4000 tài khoản facebook, ngân hàng bị nhóm tội phạm trẻ chiếm đoạt và lừa đảo thế nào? - Ảnh 1.

Các đối tượng tại công an.

Đầu năm 2020, Nghĩa được một người bạn tên là Thắng (chưa xác định nhân thân) tạo cho 1 đường link cũng trên website: Weebly.com liên kết với 2 email của Nghĩa là chaydi102@gmail.com và chaybay2233@gmail.com (đều có mật khẩu: 123123r) với mục đích tương tự là thu thập thông tin tài khoản ngân hàng (tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP) của người dùng gửi về email đã liên kết để Nghĩa thực hiện việc chiếm đoạt tiền qua hình thức chuyển khoản.

Sau khi chiếm được quyền quản trị các tài khoản facebook, Nghĩa giả danh là các chủ tài khoản gửi tin nhắn cho bạn bè của các tài khản facebook này với nội dung nhờ nhận tiền giúp.

Nếu người đó đồng ý thì Nghĩa sẽ hướng dẫn bị hại đăng nhập tài khoản ngân hàng trên link đã gửi rồi chiêm quyền sử dụng tài khoản ngân hàng của họ.

Sau đó, Nghĩa thực hiện lệnh chuyển tiền từ các tài khoản ngân hàng này, yêu cầu chủ tài khoản ngân hàng cung cấp mã OTP với lý do xác nhận giao dịch nhận tiền nhưng thực tế là chuyển tiền đến các tài khoản ngân hàng mã Nghĩa đã chiếm đoạt của người khác từ trước.

Gần 4000 tài khoản facebook, ngân hàng bị nhóm tội phạm trẻ chiếm đoạt và lừa đảo thế nào? - Ảnh 2.

Các đối tượng phạm tội có tuổi đời còn rất trẻ.

Sau đó, Nghĩa tiếp tục chuyển tiền từ 2 tài khoản trên đến tài khoản ngân hàng của đại lý cấp 1 game Kingfun, nạp vào các tài khoản game của hắn để đánh bạc.

Nếu đánh bạc xong vẫn còn tiền, y ra đại lý cấp 2 tại quán game ở thị xã Quảng trị đổi lấy tiền mặt để tiêu xài.

Trong quá trình ở nhà nghỉ Thiên Trang (Quảng Trị) Nghĩa cùng với Bùi Ngọc Hải bàn nhau thực hiện hành vi lừa đảo thông qua mạng xã hội để lấy tiền tiêu xài.

Với phương thức, thủ đoạn như trên Nghĩa và Bùi Ngọc Hải đã thực hiện nhiều vụ chiếm đoạt tiền.

Nhóm số 2 gồm 3 đối tượng là Nguyễn Ngọc Hải, Dương Việt Hưng và Nguyễn Thanh Phúc.

Khoảng tháng 6/2020, Dương Tuấn Khang (chưa xác định nhân thân) là bạn của Hải, Hưng cài đặt ứng dụng Weebly trên điện thoại của 2 đối tượng này.

Gần 4000 tài khoản facebook, ngân hàng bị nhóm tội phạm trẻ chiếm đoạt và lừa đảo thế nào? - Ảnh 3.

Tang vật vụ án.

Sau đó, Khang liên kết email ngaongan668@gmail.com của hắn với ứng dụng này để tạo đường link http://xacnhanonline.weebly.com để có thể thu thập thông tin tài khoản ngân hàng của người truy cập vào đường link này và giao tài khoản email, đường link cho Hải, Hưng sử dụng.

Để thực hiện hành vi phạm tội, Hải và Hưng lập nhiều tải khoản facebook giả là lập page (trang) tên “ Tuyên Nhân Viên - CTV - Trên Toàn Quốc” đăng các bài tuyển người làm việc tại nhà, trả lương qua tài khoản ngân hàng.

Nếu ai có nhu cầu xin việc thì Hải và Hưng yêu cầu họ phải liên kết tài khoản ngân hàng với với đường link trên (qua việc nhập thông tin đăng nhập tài khoản, mật khẩu, mã OTP) với lý do để trả lương nhưng thực tế là để chiếm quyền sử dụng tài khoản ngân hàng của những người này.

Với phương thức thủ đoạn như trên, Hưng, Hải, Phúc đã thực hiện nhiều vụ chiếm đoạt tiền.

Nhóm số 3 gồm Nguyễn Chung Tú, Lê Doãn Dương, Nguyễn Minh Luật Phú.

Qua điều tra xác định Tú, Dương, Phú chiếm quyền sử dụng tài khoản facebook rồi nhắn tin cho bạn bè trong tài khoản Facebook đó nhờ chuyển tiền vào tài khoản mua tiền ảo của game đánh bạc (W88, Kingfun).

Sau khi đánh bạc Tú, Dương, Phú đổi từ tiền ảo trên game thành tiền Việt Nam đồng tại quá game để tiêu xài.

Hiện cơ quan điều tra đang tiếp tục phối hợp với các ngân hàng để rút sao kê các tài khoản có liên quan để xác định người bị hại, củng cố hồ sơ, xử lý đối tượng theo quy định của pháp luật.

Chiếm đoạt gần 4000 tài khoản facebook, ngân hàng trong 1 tháng

Đánh giá về phương thức, thủ đoạn của các đối tượng trên, Công an quận Nam Từ Liêm xác định, nhóm này cài ứng dụng Weebly trên điện thoại cá nhân, liên kết với 1 tài khoản email như 1 tài khoản đăng nhập.

Sau đó, chúng sử dụng tài khoản này tạo 1 đường link (các đường link được tạo từ ứng dụng Weebly nên các đường link này sẽ có đuôi là “weebly.com”. Ví dụ: xacnhanonline.weebly.com hoặc http://westernunionmobile) có thể thu thập thông tin tài khoản facebook, ngân hàng của người truy cập vào đường link này bằng cách xem qua ứng dụng Weebly.

Sau đó, chúng tìm mua 1 tài khoản ngân hàng qua mạng xã hội facebook, đăng ký số điện thoại liên kết là sim “rác” của các đối tượng với mục đích nhận tiền chiếm đoạt được.

Theo Công an quận Nam Từ Liêm các đối tượng phạm tội này là 3 nhóm riêng biệt, không liên quan đến nhau nhưng đều có phương thức, thủ đoạn là chiếm đoạt quyền sử dụng tài khoản Facebook của người khác để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Chỉ trong khoảng thời gian 1 tháng, các đối tượng đã chiếm đoạt được khoảng 3.500 - 4.000 tài khoản ngân hàng, tài khoản facebook để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản với số tiền khoảng 2 tỷ đồng.

Lời khai của các đối tượng chiếm đoạt tài khoản facebook, tài khoản ngân hàng để sau đó chiếm đoạt tiền.

Xem thêm: mth.97744455142210202-oan-eht-oad-aul-av-taod-meihc-ert-mahp-iot-mohn-ib-gnah-nagn-koobecaf-naohk-iat-0004-nag/nv.ahos

Comments:0 | Tags:No Tag

“Gần 4000 tài khoản facebook, ngân hàng bị nhóm tội phạm trẻ chiếm đoạt và lừa đảo thế nào?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools