vĐồng tin tức tài chính 365

Vì sao mong muốn của ông Park khó thành hiện thực?

2020-12-30 09:04

V-League thực tế đã trải qua giai đoạn từ 2013-2018 hạn chế ngoại binh với chỉ 2 người được đăng ký. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng thiếu tiền đạo giỏi của đội tuyển Việt Nam thì lại kéo dài trước đó rất lâu. Nhưng không phải chúng ta không thể tạo nên những chân sút có khả năng săn bàn tốt.

Văn Quyến từng là cái tên có thể khiến giới hâm mộ mê mẩn với kỹ năng xử lý bóng, các pha dứt điểm ngẫu hứng và kỹ thuật trên sân cỏ. Lê Công Vinh thời còn thi đấu thường xuyên là trụ cột của đội tuyển quốc gia và cho tới lúc giã từ sự nghiệp quốc tế, anh đã đóng góp 51 bàn thắng cho đội tuyển Việt Nam. Tiền đạo xứ Nghệ cũng trong tốp các chân sút hàng đầu ở Đông Nam Á.

HLV Park Hang Seo tiếp tục than phiền về tình trạng thiếu tiền đạo giỏi của đội tuyển Việt Nam, sau trận hoà 2-2 với U22 Việt Nam trên sân Việt Trì, Phú Thọ tối 27/12.

 Có thể thấy số bàn thắng không chỉ phụ thuộc vào việc có tiền đạo giỏi hay không mà còn vào cả các cơ hội có thể tạo nên, khả năng dứt điểm của các tuyến. Hà Đức Chinh và Tiến Linh là chủ lực của U22 Việt Nam tại SEA Games 30 (Philippines), nhưng những bàn thắng có tính chất quyết định lại đến từ Hoàng Đức hay Đỗ Hùng Dũng hoặc Văn Hậu. Tương tự, Công Phượng và Văn Toàn đều có phẩm chất tốt nhưng khi cần, ông Park Hang Seo hoàn toàn có thể trông đợi vào sự tỏa sáng của Quang Hải.

Trở lại vấn đề sử dụng ngoại binh ở V-League, sau nhiều tranh cãi và tính toán thì hạn ngạch 3 ngoại binh như hiện nay đang được xem là con số lý tưởng nhất. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) hay Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) có thể áp đặt 1 con số thấp hơn. Tuy nhiên, cả VFF và VPF chắc chắn sẽ phải cân đối với yêu cầu đảm bảo chất lượng giải đấu, tính hấp dẫn của nó và các mặt lợi hại khác khi đặt cạnh yêu cầu của HLV Park Hang Seo.

Đơn cử như việc đối đầu với các ngoại binh vượt trội về thể hình, thể lực và tốc độ lại khiến bóng đá Việt Nam có những trung vệ xuất sắc qua nhiều thế hệ. Phòng ngự cũng chính là điểm mạnh, là cơ sở tạo nên các chiến thắng của HLV Park Hang Seo suốt hơn 2 năm qua. Phản ứng từ các HLV ở V-League là dễ hiểu khi tất cả đều chịu áp lực về thành tích với các đội bóng, điều khiến tất cả đều có xu hướng sử dụng ngoại binh ở các vị trí cần thiết, trải đều cả 3 tuyến trong đó có tiền đạo. Rất khó để buộc các CLB phải hy sinh một vị trí quan trọng như tiền đạo cho một cầu thủ trẻ. Nói như HLV Nguyễn Văn Sỹ, VFF có thể hạn chế ngoại binh nhưng buộc CLB phải dùng ai cho vị trí nào là bất khả thi. Điều này đi ngược quy luật bóng đá nói chung và có thể dẫn tới những hình thức đối phó từ các CLB.

Thực ra mỗi đội bóng đều có cách thức khác nhau để phát triển cầu thủ trẻ, tuỳ thực tế. SLNA hay Quảng Ninh có thể tạo cơ hội cho cầu thủ trẻ ra sân vì thực tế đây là những đội có mức độ mua sắm trên thị trường chuyển nhượng không quá mạnh. Ngược lại, thật khó đòi hỏi CLB Hà Nội hay Tp Hồ Chí Minh phải dùng “cây nhà lá vườn” trong khi hàng công của họ đều là những ngoại binh chất lượng tốt. Một quyết định mang nặng tính hành chính có thể đánh đồng các đội bóng với nhau, triệt tiêu động lực cạnh tranh. Với những đội bóng dư thừa cầu thủ thì một cách thức khá phổ biến là cho mượn quân, vừa giảm bớt chi phí tài chính vừa tạo cơ hội cho cầu thủ được ra sân.

Hai năm qua VFF và VPF rõ ràng đã tạo điều kiện tối đa cho các ĐTQG của HLV Park Hang Seo nếu nhìn vào cách hai tổ chức này liên tục phải xoay xở, thay đổi lịch thi đấu để phục vụ đội tuyển. Về cơ bản, nâng cao chất lượng V-League vẫn là định hướng lâu dài để phát triển bóng đá Việt Nam, và đó nên tiếp tục là trọng tâm đầu tư.

Nguyên Phong

Tiền phong

Xem thêm: nhc.46793448003210202-cuht-neih-hnaht-ohk-krap-gno-auc-noum-gnom-oas-iv/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vì sao mong muốn của ông Park khó thành hiện thực?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools