vĐồng tin tức tài chính 365

Mổ 'chui': cần phải chấn chỉnh, kiểm soát

2020-12-30 09:29
Mổ chui: cần phải chấn chỉnh, kiểm soát - Ảnh 1.

Bệnh viện Trưng Vương (Q.10, TP.HCM) - Ảnh: DUYÊN PHAN

Vấn đề đặt ra là vì sao việc này tồn tại thời gian dài, đến khi thanh tra vào mới phát hiện, cơ chế giám sát hiện nay đã đủ mạnh để loại trừ "vấn nạn" này?

Buông lỏng hệ thống quản lý

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bác sĩ Nguyễn Hữu Tùng - phó chủ tịch thường trực Hội Hành nghề y tư nhân TP.HCM - cho rằng theo quy định Luật khám chữa bệnh, nếu bác sĩ không có chứng chỉ hành nghề phù hợp thì không được hoạt động chuyên môn tương ứng. 

Tuy nhiên, việc 11 bác sĩ ở Bệnh viện Trưng Vương không có chứng chỉ vẫn phẫu thuật hơn 3.000 ca đã phá vỡ hoàn toàn về nguyên tắc đào tạo chuyên ngành, chuyên môn của bệnh viện. May mắn nhất là đến nay chưa có bệnh nhân gặp biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng.

Dưới góc độ nghề nghiệp, bác sĩ Tùng chia sẻ hiện tượng xảy ra tại Bệnh viện Trưng Vương là sai cả hệ thống của bệnh viện và các sai phạm này có tổ chức. Ông Tùng khẳng định: "Một bệnh nhân vào bệnh viện phẫu thuật phải có bệnh án. 

Trước khi phẫu thuật phải được thông qua các quy trình chuyên môn duyệt ca mổ. Do đó cả hệ thống đều biết chứ không phải không biết, quan trọng là có thực hiện theo đúng quy chế hay không mà thôi".

Đồng tình, một bác sĩ ngoại khoa uy tín cho rằng để bác sĩ chưa có chứng chỉ hành nghề nhưng lại được tham gia phẫu thuật hơn 3.000 ca trong một bệnh viện công chứng tỏ sự buông lỏng quản lý ở bệnh viện này.

Về sử dụng thuốc, vật tư y tế trong bệnh viện, vị bác sĩ này nói thêm hiện nay tại các bệnh viện công, quy chế đấu thầu thuốc, trang thiết bị rất khắt khe. Dù một viên thuốc hay một vật liệu nhân tạo nào... cũng đều phải qua đấu thầu mới được sử dụng cho bệnh nhân. 

Khi bệnh viện hết thuốc, trang thiết bị trong đấu thầu sẽ phải áp thầu từ những bệnh viện khác, chứ bác sĩ không thể mua trực tiếp như vậy. Quy chế đấu thầu này nhằm đảm bảo chất lượng, giá cả, đúng chỉ định về các loại thuốc, các vật liệu... sử dụng trong quá trình điều trị cho bệnh nhân.

Với quy chế hiện nay, tại các bệnh viện công, bác sĩ điều trị rất khó có thể tự mua vật liệu từ các công ty để điều trị cho bệnh nhân và "ăn" được tiền chênh lệch giá. 

"Dù vậy, Bệnh viện Trưng Vương TP.HCM vẫn để xảy ra sai phạm tiền tỉ khi các bác sĩ mua vật liệu trực tiếp từ các công ty và "ăn" tiền chênh lệch giá, chứng tỏ bệnh viện này lỏng lẻo cả một hệ thống" - vị bác sĩ nhận định.

Xử lý nghiêm để răn đe

Về trách nhiệm pháp lý, luật sư Bùi Quốc Tuấn - Đoàn luật sư TP.HCM - cho rằng theo kết luận thanh tra, nổi lên trách nhiệm của những người lãnh đạo, quản lý bệnh viện và của nhóm các bác sĩ đã "ăn" tiền chênh lệch vật liệu nhân tạo. 

Người lãnh đạo, quản lý bệnh viện đã buông lỏng quản lý về hoạt động chuyên môn, không thực hiện mua sắm vật liệu để phục vụ thủ thuật, phẫu thuật thẩm mỹ theo quy định, dẫn đến các bác sĩ trực tiếp mua và "ăn" chênh lệch giá. Hậu quả là nhóm bác sĩ đã thu lợi trái pháp luật từ chênh lệch giá khoảng 4 tỉ đồng.

Trong khi nếu quản lý chặt chẽ thì số tiền thu lợi trên sẽ được đưa vào nguồn thu của bệnh viện. 

Ngoài ra, việc các bác sĩ còn sử dụng vật liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng cho bệnh nhân và phẫu thuật mà không có bằng cấp chuyên môn phù hợp là hành vi rất nguy hiểm, đe dọa an toàn, tính mạng của bệnh nhân. Rất may mắn là đến nay chưa có trường hợp nào bị hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe tính mạng.

Từ phân tích trên, theo luật sư Bùi Quốc Tuấn, về trách nhiệm, lãnh đạo bệnh viện có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định liên quan lĩnh vực y tế. Ngoài ra, căn cứ vào hậu quả hành vi buông lỏng quản lý của lãnh đạo bệnh viện có dấu hiệu vi phạm "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", tùy thuộc kết quả xử lý tiếp theo của cơ quan chức năng.

Về phần trách nhiệm các bác sĩ có hoạt động mổ "chui", thu lợi trái pháp luật, luật sư Tuấn cho rằng các bác sĩ này có dấu hiệu vi phạm "tham ô tài sản" và "vô ý làm chết người" (nếu có hậu quả chết người xảy ra).

Bởi lẽ, theo ông Tuấn phân tích, các bác sĩ đã sử dụng cơ sở vật chất của bệnh viện công, lập hệ thống sổ sách riêng, chiếm đoạt tiền lợi nhuận có tổ chức trong thời gian dài. Hành vi này cần xử lý nghiêm để răn đe phòng ngừa chung cho các bệnh viện khác trong cả nước.

"Lỗ hổng" quản lý bệnh viện công

Qua trường hợp Bệnh viện Trưng Vương, luật sư Bùi Quốc Tuấn cho rằng ngành y tế cần có biện pháp chấn chỉnh "lỗ hổng" quản lý từ bệnh viện công, tránh tình trạng lợi dụng danh tiếng của bệnh viện để hoạt động "chui".

Riêng các bệnh viện có hoạt động về thẩm mỹ thì cần công khai (lên trang thông tin bệnh viện...) về bằng cấp, trình độ chuyên môn của các bác sĩ hoạt động thẩm mỹ để người bệnh dễ lựa chọn, vì đây là dịch vụ y tế có thể lựa chọn.

Giám đốc Bệnh viện Trưng Vương: ‘Sai thì nhận, tôi không né tránh’Giám đốc Bệnh viện Trưng Vương: ‘Sai thì nhận, tôi không né tránh’

TTO - 'Sau khi nhận được kết luận của Thanh tra TP.HCM, bệnh viện đã nghiêm túc tổ chức kiểm điểm tập thể, cá nhân liên quan đến sai phạm và đã báo cáo Sở Y tế TP.HCM' - giám đốc Bệnh viện Trưng Vương, bác sĩ Lê Thanh Chiến, nói.

Xem thêm: mth.49500728003210202-taos-meik-hnihc-nahc-iahp-nac-iuhc-om/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Mổ 'chui': cần phải chấn chỉnh, kiểm soát”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools