Bỏ qua những tác động tiêu cực, dịch Covid-19 cũng mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, đặc biệt là công nghệ. Chính vì lẽ đó nhiều doanh nghiệp cho rằng đây là thời điểm thích hợp nhất để tiến hành chuyển đổi số. Ông đánh giá thế nào về ý kiến này? Với PTI, công nghệ đã đóng góp gì cho hoạt động và thành tựu cho công ty?
Đúng như vậy, dịch đã mở ra cơ hội để doanh nghiệp chuyển đổi số. Việc thay đổi trong hành vi tiêu dùng khách hàng chuyển sang hình thức giao dịch online, hạn chế tiếp xúc trực tiếp đã khiến cho các doanh nghiệp phải thúc đẩy nhanh chuyển đổi số, đáp ứng nhu cầu và tình hình mới. Đặc biệt đối với ngành tài chính - bảo hiểm, yêu cầu về chuyển đổi số càng cấp thiết hơn. Chính vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào nếu không thể thích ứng và chuyển đổi số kịp thời, rất dễ bị tụt lại phía sau và bị đào thải.
Tại PTI, chúng tôi đã áp dụng công nghệ vào mọi hoạt động của PTI: Từ công tác kinh doanh, quản trị tạo sự đơn giản, thuận tiện cho khách hàng đến công tác bồi thường nhanh và minh bạch; từ việc quản trị điều hành đến việc xây dựng các giải pháp làm việc online cho phù hợp với điều kiện mới. Những ứng dụng công nghệ hiện đại không chỉ giúp PTI gia tăng hiệu quả của công tác quản lý, tạo sự thuận lợi cho cán bộ nhân viên mà quan trọng hơn chúng tôi đã và đang không ngừng nỗ lực để đem những trải nghiệm mới cho khách hàng.
PTI cũng như các doanh nghiệp khác chỉ tiến hành chuyển đổi số do yêu cầu của thời đại hay đây là dự án đã được công ty ấp ủ từ lâu?
Việc tập trung vào chuyển đổi số được PTI xác định và thực hiện từ cách đây 5-6 năm, sau khi có cổ đông chiến lược nước ngoài là Công ty bảo hiểm DB Hàn Quốc. PTI là 1 trong những doanh nghiệp bảo hiểm đầu tiên đẩy mạnh đầu tư, cải tiến CNTT trong kinh doanh cũng như quản trị hệ thống.
Năm 2018, PTI đã thành lập công ty bảo hiểm số - PTI Digital – một trong những công ty đầu tiên trên thị trường chuyên về phát triển, khai thác các sản phẩm bảo hiểm đặc thù bán lẻ, tài chính vi mô trên các nền tảng công nghệ số hóa. Có thể nói, chuyển đổi số đã nằm trong chiến lược dài hạn của PTI. Việc dịch bùng phát cũng là một trong những tác nhân góp phần làm đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số tại PTI để đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong tình hình mới.
Khó khăn lớn nhất trong quá trình chuyển đổi số có lẽ đến từ yếu tố con người. PTI đã làm thế nào để giúp cả hệ thống khổng lồ "cùng nhìn về một hướng" trong hành trình này?
Đúng là để chuyển đổi số thành công thì yếu tố quan trọng là đội ngũ nhân sự phải đáp ứng và theo kịp với những tiến bộ của công nghệ. Điều này đặc biệt đúng với doanh nghiệp có hệ thống mạng lưới bán hàng rộng như PTI. Hiện nay PTI có 55 đơn vị thành viên, 10.800 điểm bán tại bưu điện bưu cục, hơn 10.000 chi nhánh ngân hàng, showroom… Tuy nhiên, do chính sách của PTI trú trọng vào con người nên chúng tôi có những thuận lợi hơn khi triển khai.
Tiên phong chưa bao giờ là việc dễ dàng khi phải đổi diện với rất nhiều thách thức. Vậy ông thấy lợi thế khi trở thành doanh nghiệp bảo hiểm tiên phong trong lĩnh vực công nghệ là gì?
Chuyển đổi số trong ngành bảo hiểm sẽ không thể đem lại hiệu quả ngay lập tức, mà nó là sự đầu tư dài hơi trong một thời gian dài. Do đó, nó rất cần sự quyết tâm kiên trì của các doanh nghiệp.
Là doanh nghiệp tiên phong trong bảo hiểm trực tuyến, PTI đã tạo dựng được trải nghiệm số tốt hơn cho khách hàng: Từ sản phẩm mới lạ, mô hình bán hàng thuận tiện đến quy trình bồi thường được đơn giản, minh bạch. Bên cạnh đó, hiệu quả quản lý được cải thiện rõ nét. Hành trình chuyển đổi số cũng PTI mở ra cơ hội hợp tác với nhiều đối tác lớn như Vpbank, Techcombank, F88, VNPT, Viettel, Vietnamairlines, Vietjetair... Ngoài ra, uy tín và hình ảnh thương hiệu của chúng tôi trên thị trường cũng gia tăng.
Không chỉ là người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm, được biết ông còn đang giữ chức vụ Phó chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam. Ông cho rằng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ hậu dịch Covid-19 sẽ có những thay đổi tích cực như thế nào, có tiềm năng để phát triển tiếp hay không?
Chắc chắn tiềm năng còn rất lớn. Năm 2022, kỳ vọng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam tăng trưởng tốt hơn nhiều quốc gia trong khu vực. Nền tảng kinh tế của Việt Nam vẫn được duy trì tốt bao gồm tỷ trọng lớn dân số trẻ, tầng lớp trung lưu mở rộng và tăng trưởng kinh tế. Thêm vào đó, mức độ tham gia bảo hiểm ở Việt Nam còn thấp. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm phi nhân thọ tính bằng doanh thu phí bảo hiểm gốc trên GDP vẫn còn dưới 1%, cho thấy cơ hội lớn về tăng trưởng.
Chúng tôi dự báo thị trường bảo hiểm phi nhân thọ năm 2022 tăng trưởng ở mức 10%. Cùng với đó là xu hướng phát triển các sản phẩm bảo hiểm vi mô, tương tác trên nền tảng số. Doanh nghiệp bảo hiểm nào xây dựng được những sản phẩm thiết thực, dễ hiểu, tương tác thuận tiện thì sẽ thành công.
Ánh Dương
Theo Nhịp Sống Kinh Tế
Xem thêm: nhc.63454147113211202-os-iod-neyuhc-hcid-ut-gnoc-hnaht-teyuq-ib/nv.zibefac