vĐồng tin tức tài chính 365

Nỗi niềm của người cha 3 năm ròng rã đi tìm công lý cho con

2022-01-01 08:50

3 năm, 29 lệnh tạm giam

Là một người trí thức, có địa vị trong xã hội, nào ngờ trong một lần về quê ở thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Lê Thảo Nguyên (SN 1979; HKTT tại phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội), nguyên là cán bộ Trường đào tạo, Bồi dường cán bộ quản lý thông tin và truyền thông vô tình gặp lại con trai của thầy giáo cấp thời 3, và rồi câu chuyện sau đó đã đẩy cuộc đời Nguyên sang một ngã rẽ khác đầy tủi nhục và xót xa…

Lần đó, Nguyên về quê nên đến quán của một người bạn học cùng cấp ba chơi, anh này cũng từng làm đầu bếp cho nhà hàng hải sản của Nguyên ở trên Hà Nội. Tại đây, Nguyên gặp anh H.P (SN 1987, ở thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa), con trai của ông Hà Trọng Tân (SN 1955), thầy giáo cũ của mình tại trường PTTH Tĩnh Gia I.

Theo kết luận của cơ quan tố tụng thì Nguyên biết anh P. đã học ra trường nhưng chưa có việc làm nên chủ động giới thiệu về đơn vị công tác và có khả năng xin việc cho anh P.

Sau đó, anh P. dẫn Nguyên về nhà nói chuyện với mẹ mình là bà Mai Thị T. (SN 1959, ở thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa). Vì tin tưởng Nguyên là học trò cũ của chồng mình, nên giữa tháng 2/2014, bà T. đưa cho Nguyên 300 triệu đồng kèm một bộ hồ sơ xin việc. Nguyên nói với bà T., đến khoảng tháng 5/2014 sẽ có quyết định đi làm ở Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông.

Tuy nhiên, đến thời hạn trên, không thấy con mình được đi làm như lời Nguyên nói, khi hỏi thì Nguyên trả lời qua loa, đòi lại tiền thì không trả nên gia đình bà T. đã làm đơn tố cáo lên cơ quan công an…

Quá trình đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm lần thứ 3 ngày 05/11 mới đây, đứng trước công đường, bị cáo Nguyên tiếp tục kêu oan.

Bị cáo thừa nhận có nhận số tiền 300 triệu đồng của ông Hà Trọng Tân (thầy giáo cũ) và vợ là bà Mai Thị T. Địa điểm nhận tiền là tại nhà hàng hải sản Tĩnh Gia có địa chỉ tại số 107B Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội. Mục đích nhận tiền để góp vốn vào cửa hàng kinh doanh hải sản và lo công việc cho anh P. (con thầy giáo cũ).

“Lý do viết nội dung nhận tiền là “Lo công việc cho em Hà P.” do bị cáo và ông Tân có thỏa thuận trước về việc góp vốn kinh doanh vào cửa hàng của bị cáo. Hơn nữa, mục đích ông Tân muốn bị cáo có trách nhiệm quả lý, giáo dục P. để P. tập trung lo làm ăn, vì P. ở nhà đã có tiếng là một thanh niên chơi bời, hư hỏng. Bị cáo không hề có ý định chiếm đoạt tài sản của vợ chồng ông Tân”, trích lời khai của bị cáo.

Bị cáo Nguyên nói rõ thêm, trước thời điểm nhận 300 triệu đồng của vợ chồng ông Tân, anh P. đã từng làm việc tại nhà hàng của bị cáo. Thấy con trai mình tập trung làm việc, vợ chồng ông Tân rất mừng nên chủ động gọi điện cho bị cáo đề nghị góp vốn (300 triệu đồng) vào nhà hàng của Nguyên, mục đích để con trai họ có trách nhiệm hơn trong công việc.

Phản bác cáo buộc của cơ quan công tố khi cho rằng bị cáo có hành vi gian dối, lừa đảo chiếm đoạt tiền của ông Tân, bị cáo Nguyên cho rằng giữa bị cáo và thầy giáo cũ có mối quan hệ rất thân thiết, không chỉ là tình thầy trò mà còn có quan hệ làm ăn chung với nhau. Ông Tân biết rõ bị cáo đang công tác ở đâu.

Nguyên nói: “Giả sử có việc bị cáo nhận tiền để xin việc cho con ông Tân thì bị cáo cho rằng trong vụ án này không biết ai lừa ai?”

Bởi, theo bị cáo khai, hồ sơ mà ông Tân, bà T. đưa cho bị cáo là hồ sơ giả. Hai người đã làm giả bằng tốt nghiệp và bảng điểm trường Đại học Kinh tế quốc dân; Sơ yếu lý lịch của P. không đúng… nên bị cáo có muốn xin việc cũng không thể xin cho P. được. Có hay chăng việc vợ chồng ông Tân làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức trong trường hợp này, bị cáo Nguyên đề cập HĐXX xem xét và cho rằng mình bị oan sai, đề nghị tòa tuyên bị cáo không phạm tội.

Trăn trở của người làm luật và nỗi lòng người cha

Trong số rất nhiều vụ án mà Văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) tham gia bảo vệ, có lẽ vụ án của bị cáo Lê Thảo Nguyên khiến Luật sư Đặng Văn Cường và Luật sư Trần Thị Thanh Lam đau đáu, trăn trở nhiều hơn cả.

Điều đáng nói, vụ án đã trải qua nhiều lần xét xử và hủy án. Sau nhiều lần trả hồ sơ điều tra bổ sung, trả hồ sơ điều tra lại, trả hồ sơ xét xử lại, đến nay bị cáo Lê Thảo Nguyên đã bị tạm giam gần 03 năm với 29 lệnh tạm giam.

Quan điểm của các Luật sư cho rằng, các căn cứ mà cơ quan tố tụng đưa ra đều thiếu khách quan, thiếu cơ sở vững chắc, mâu thuẫn nhau, không đủ cơ sở tin cậy và không đủ giá trị chứng minh. Hành vi của anh Nguyên không thỏa mãn cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Nhớ lại diễn biến phiên xử, Luật sư Trần Thị Thanh Lam cho biết, có lẽ quá mệt mỏi vì phải theo kiện một vụ án mà quá thiếu, yếu chứng cứ, bị hại thốt lên câu “tôi chỉ đòi tiền lại của tôi thôi, tôi không muốn đưa ai vào tù cả”.

Song nữ Luật sư đã ngay lập tức đối đáp với bị hại: “Nếu chỉ muốn lấy lại tiền thì tại sao ông Tân không chịu đưa giấy tờ gốc ra để nhận lại tiền? Hai yếu tố quan trọng nhất để buộc tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thủ đoạn gian dối và mục đích chiếm đoạt nhưng cả hai yếu tố này đều không có tài liệu nào chứng minh, vậy kết tội bị cáo căn cứ vào đâu ?”.

Hồ sơ điều tra - Nỗi niềm của người cha 3 năm ròng rã đi tìm công lý cho con

Luật sư Đặng Văn Cường chia sẻ về vụ án.

Tiếp đến, Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, trải qua nhiều phiên tòa, nhiều lần trả hồ sơ, hủy án, Cơ quan tố tụng chưa đưa ra được căn cứ nào chứng minh bị cáo phạm tội lừa đảo, vụ việc có dấu hiệu "hình sự hoá quan hệ dân sự" và nhiều sai phạm về tố tụng.

Theo Luật sư, cả ông Tân và bà T. đều có tên trong giấy biên nhận tiền ngày 15/2/2014, ông Tân cũng là người nhiều lần đi đòi tiền. Vậy, tại sao cơ quan tố tụng không xác định ông Tân là bị hại, không thu thập chứng cứ xác minh làm rõ vai trò và trách nhiệm của ông Tân? Đây là thiếu sót nghiêm trọng trong tố tụng.

“Ông Tân và bà T. phải hiểu rằng, bằng cấp của con trai mình là Cao đẳng nghề loại “TB. Khá” thì không thể xin việc được vào trường Đào tạo Cán bộ Truyền thông. Câu hỏi đặt ra là ai lừa dối ai. Ai mới là bị hại thật sự ? Vụ án này cần phải thay đổi địa vị tố tụng giữa bị cáo và bị hại mới đúng luật"- LS Cường lập luận.

Tuy nhiên, sau 3 ngày xét xử, nghị án 1 ngày HĐXX của TAND thị xã Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa) đã tuyên bị cáo Lê Thảo Nguyên 9 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Lặng người trước phán quyết của tòa cấp sơ thẩm lần thứ ba. Dù suy sụp thế nào, song người thân, đặc biệt là người cha già của bị cáo cố “nuốt nước mắt vào trong” để làm chỗ dựa cho con và tiếp tục đồng hành cùng Nguyên đi tìm công lý.

Theo thông tin Luật sư Lam chia sẻ, hơn 3 năm qua, ông Lê Trường Ngọc, cha đẻ bị cáo Nguyên đội đơn đi các nơi để kêu oan cho con trai ông. Từ ngày con vướng lao lý cũng là từng ấy thời gian ông thu thập chứng cứ, viết đơn kêu cứu gửi các cơ quan chức năng.

“Mỗi ngày trôi qua, với bao áp lực, dồn nén cộng lại, sức khỏe người cha già gần như cạn kiệt nhưng ông Ngọc vẫn luôn tin tưởng vào lẽ công bằng và mong chờ một cái kết có hậu đến với con trai mình”, Luật sư Lam nói.

Xem thêm: lmth.737735a-noc-ohc-yl-gnoc-mit-id-ar-gnor-man-3-ahc-iougn-auc-mein-ion/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nỗi niềm của người cha 3 năm ròng rã đi tìm công lý cho con”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools