Tôi xa quê đã lâu, nhưng càng ngày lại càng nhớ nhiều về quê hương, về những cái Tết khi còn cha mẹ. Các bạn trẻ xa quê, giờ chắc cũng đang trong tâm trạng như tôi là mong được trở về.
Nhưng càng gần Tết càng có nhiều câu chuyện buồn xung quanh cách ứng xử với người về quê ăn Tết.
Có người đồng hương Hà Tĩnh cho biết xã yêu cầu người từ Hà Nội về phải cách ly tại nhà 7 ngày. Mà 7 ngày cũng khớp với thời gian nghỉ, còn gì là Tết. Năm ngoái vì dịch, gia đình anh ấy đã không về, năm nay mong mỏi, giờ gần Tết lại lo, khó quá, ngại thôi chẳng về nữa.
Về quê thăm người thân dịp Tết là nhu cầu chính đáng. Mỗi người trong chúng ta đều đã tiêm 2 - 3 mũi vắc xin, hiểu biết về COVID-19 cũng khác nhiều so với Tết 2020, 2021. Khả năng phòng chống dịch của hệ thống y tế cũng tốt hơn trước. Với nền tảng này lẽ ra các địa phương phải tạo điều kiện cho người dân về quê với gia đình.
Tiếc rằng, nhiều nơi "lo quá hóa ẩu", đưa ra những quy định "tự phát" nhưng qua đó lại phản ánh sự thực là chưa hiểu hết về dịch bệnh, về thành quả chống dịch.
Tìm hiểu kỹ hơn, lại có "yếu tố bất ngờ" đó là cấp trên không chỉ đạo, như vụ khóa cửa nhà gần 30 gia đình ở Thanh Hóa, chủ tịch huyện không chỉ đạo mà là yêu cầu của cấp xã. Tinh thần phòng dịch lên cao nhưng lại không sát thực tế, hiểu đúng về phòng chống dịch trong tình hình mới, lẽ ra phải tạo điều kiện cho dân về, xã lại ứng xử "kỳ quặc".
Cách ứng xử này nếu không chấn chỉnh sẽ dẫn đến tình trạng cửa quyền, thậm chí làm trái chủ trương của Chính phủ. Chính phủ đang yêu cầu thống nhất thực hiện thích ứng an toàn với dịch theo nghị quyết 128, không ngăn người dân về quê, phải tạo điều kiện để người dân đi lại phù hợp với nhu cầu.
Trong tình hình dịch hiện nay, ở đâu cũng có thể có ca nhiễm, có thể người địa phương lây cho người về ăn Tết thì sao? Nhất là hiện đa số đã tiêm 2 - 3 mũi vắc xin, nhiều F0 không có hoặc rất ít triệu chứng nên không phát hiện được nếu không xét nghiệm. Vì vậy, liệu có hợp lý khi chỉ lo người về quê lây cho người ở quê nhà?
Do vậy, những câu chuyện như địa phương khóa cửa nhà dân, là biểu hiện của tình trạng sợ trách nhiệm. Nhưng qua đó cũng cho thấy những người có trách nhiệm ở địa phương chưa phục vụ dân, mà vì chính bản thân họ.
Chúng ta đã từng trải qua những tháng ngày căng thẳng, lo âu, tổn thất do COVID-19. Nhưng chúng ta cũng đã làm rất nhiều việc để thoát ra khó khăn, bỏ nỗi lo lại phía sau để bước tới. Vì vậy không thể lặp lại tình trạng như những ngày căng thẳng của đợt dịch thứ 4.
Trong điều kiện hiện nay, an toàn mức nào là do cá nhân quyết định. Dịch lây chủ yếu khi tiếp xúc không có bảo hộ trong khoảng cách gần. Vì
vậy dịp Tết hay ngày thường quanh năm vẫn phải tuân thủ 5K. Vì vậy, chẳng có lý do gì để làm khó người dân khi về quê ăn Tết. Hãy vượt qua sợ hãi để trở lại sống an toàn với COVID-19.
TTO - Chiều 16-1, PGS Nguyễn Viết Nhung - giám đốc Bệnh viện Phổi trung ương - gửi Tuổi Trẻ Online những khuyến cáo, hướng dẫn người dân cách đón Tết an toàn trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Xem thêm: mth.40440957071102202-tet-na-ev-nad-ohk-mal-oas/nv.ertiout