vĐồng tin tức tài chính 365

Kẻ khóc người cười vì đào Tết 

2022-01-17 08:50

Chỉ còn nửa tháng nữa là đến Tết nhưng thị trường hoa Tết năm nay có nhiều sự chênh lệch khiến người nông dân thấp thỏm không yên.

Thị trường nhộn nhịp

Tại vườn hoa đào Tuấn Việt, một trong những vườn đào có diện tích lớn nhất ở Nhật Tân, có đến hơn 1000 gốc đào đang được bày chậu với những nụ hoa chúm chím chuẩn bị giao tay khách. 

Tiêu dùng & Dư luận - Kẻ khóc người cười vì đào Tết 

Vườn đào Tuấn Việt sẵn sàng đón khách.

Tất cả đào trong vườn đều đã được tuốt lá cách đây hơn một tháng. Cây lớn cây nhỏ xếp từng hàng bày biện ngay ngắn. Đào năm nay nhìn chung nở đúng tầm, thân cao từ mét rưỡi đến 3 mét trong đó cây cổ thụ chiếm phần lớn. Khách hàng ra vào vườn khá vắng nhưng đều đặn, cả chủ vườn lẫn người làm đều tất bật hoàn thiện đến quá giờ nghỉ trưa vẫn không ngừng nghỉ. 

Tiêu dùng & Dư luận - Kẻ khóc người cười vì đào Tết  (Hình 2).

Ông Việt bận rộn kiểm tra những khâu cuối cùng.

Theo ông Trần Tuấn Việt (45 tuổi) chủ vườn đào Tuấn Việt (Nhật Tân, Hà Nội) cho biết: “Thời gian này chúng tôi phải cần đến hơn 10 nhân công chỉ để cắt tỉa giai đoạn cuối và vận chuyển. Cũng bởi thời tiết ủng hộ nên đào năm nay được mùa, lượt khách vào chọn đào có phần thưa thớt nhưng việc vẫn không ngớt tay”. 

Tiêu dùng & Dư luận - Kẻ khóc người cười vì đào Tết  (Hình 3).

Hoàn thành những công đoạn cuối cùng trước khi đào về tay khách hàng.

 Khoảng 2 tháng trước thời điểm tết Nguyên Đán, ông Việt chỉ cần thuê khoảng 5 nhân công với mức lương từ 300-400/ngày tùy sức lao động của họ. Tuy nhiên càng cận Tết thì cả 2 con số này đều phải nhân lên gấp đôi thậm chí gấp ba, bao gồm chi phí ăn uống, sinh hoạt, phí vận chuyển cũng bị độn giá lên rất nhiều. Cùng với đó, tiền phân bón, thuốc trừ sâu cũng tăng lên gấp đôi mà giá đào thì không hề có dấu hiệu tăng. 

Tiêu dùng & Dư luận - Kẻ khóc người cười vì đào Tết  (Hình 4).

Khách đến khá thưa và ít so với mọi năm.

Ông Việt cũng chia sẻ: “Thời điểm này lượng mua sỉ từ các cơ quan, đơn vị để bày Tết khá ổn định, mỗi cơ quan đặt khoảng 10 gốc, tuy nhiên khách lẻ giảm nhiều so với năm trước đây vì nhiều nơi vẫn chưa làm việc lại do dịch Covid-19 bùng mạnh ở Hà Nội, họ cũng ngại đi xem trực tiếp hơn.”

Như mọi năm nhiều đơn vị ở các tỉnh lẻ cũng lên tận vườn Nhật Tân để xem chọn đào đẹp, đào phai và đào bích nở rộ nườm nượp đón khách. Dịch bệnh làm sức thuê và mua giảm đáng kể. Trung bình một gốc đào cổ thụ cao 3m có thể cho thuê với giá hơn chục triệu là bình thường, đáng buồn là năm nay khách lẻ không thuê nữa, giá bán tụt đi nhiều. 

Tiêu dùng & Dư luận - Kẻ khóc người cười vì đào Tết  (Hình 5).

Hầu hết các gốc đào đều đã được đặt cọc.

Nông dân thấp thỏm lo âu

Trái ngược với khung cảnh tấp nập nhộn nhịp tại vườn đào Nhật Tân, vườn đào của ông Nguyễn Văn Hùng (55 tuổi) tại Tây Tựu và Tân Lập (Hà Nội) gần như không có bóng khách qua lại. 

Tiêu dùng & Dư luận - Kẻ khóc người cười vì đào Tết  (Hình 6).

Vườn đào Hùng Hằng thiếu vắng khách dù nửa tháng nữa là Tết Nguyên Đán.

Theo ông Hùng cho biết, tổng diện tích vườn đào của ông lên tới 12ha với hơn 1000 gốc đào nhưng đã cận Tết ông chỉ mới bán được khoảng 400 gốc, hầu hết trong đó là khách sỉ với giá từ 400 nghìn tới 6 triệu đồng/cây. Đào của ông Hùng phần lớn là đào thế, trồng từ 5-6 năm mới mang bán. Đầu tư vốn đầu năm lên tới 2 tỷ đồng nhưng cuối năm chỉ thu về khoảng 1 tỷ.

Ông Hùng chia sẻ: “Đây không thể gọi là lỗ vốn vì đào vẫn còn đó, vốn vẫn nằm im, khách thưa thớt thì số lượng bán ra ít. Thị trường bị bão hòa như vậy thu về cũng chỉ trả nhân công và các vật tư là hết”. Ông cũng chia sẻ rằng lượng khách giảm không nhiều, nhưng lượng mua lại giảm đáng kể. Khoảng 2-3 năm gần đây từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, khách thuê đào thế hầu như không còn, người mua vẫn cứ mua nhưng mặc cả sát giá thực sự khó bán, mà không bán thì chết đói, cả năm chỉ chờ một mùa đào.

Ở khu vực Tây Tựu và Tân Lập có hơn trăm hộ trồng hoa nhưng chỉ có khoảng chục hộ trồng hoa đào, người dân ở đây phần nhiều làm ăn nhỏ lẻ, chưa từng làm ăn lớn và thuê đất rộng rãi như ông Hùng nên đây cũng được coi là kinh nghiệm để bà con đầu tư. 

Tiêu dùng & Dư luận - Kẻ khóc người cười vì đào Tết  (Hình 7).

Những gốc đào nằm im lìm chờ Tết năm sau.

Vườn đào của ông Hùng ở vùng ngoại thành ít người biết đến cũng một phần là nguyên nhân của thưa thớt lượng khách, may mắn thay một vài năm gần đây thương lái ở cả vườn Nhật Tân và một số tỉnh phía Bắc đến hỏi khá nhiều, ở đây giá rẻ hơn, chi phí nhân công thấp nên dần được ưa chuộng.

Mặc dù ít người biết đến nhưng việc bán hàng trực tuyến đối với vườn đào vẫn là trở ngại rất lớn. Ông Hùng bộc bạch rằng: “Cũng muốn vườn đào của mình được biết đến rộng rãi nhưng khách hàng vẫn muốn trực tiếp mắt thấy tai nghe mới mua, nếu có điều kiện thì lại phải có người trực 24/7, thêm chi phí xây dựng trang bán hàng, không thể bao quát được”.

Bên cạnh thị trường đào Tết, ông Hùng cũng mạnh tay đầu tư 5-6 tỷ đồng cho hoa ly và hoa dơn và mang về tín hiệu tích cực hơn trong 3 năm đầu. Tuy nhiên 2 năm trở lại đây, một lần nữa thị trường bị tụt giảm do dịch, cung tăng cầu giảm khiến ông phải đau đầu. 

Tiêu dùng & Dư luận - Kẻ khóc người cười vì đào Tết  (Hình 8).

Giá hoa ly rẻ bất ngờ vì thị trường bão hòa.

Đầu tư mạnh tay nhưng thu lợi nhuận thấp là bài toán căng não của nhiều nông dân trồng hoa đặc biệt là đào Tết. Khách đến mua chỉ đếm trên đầu ngón tay cũng là dấu hiệu khởi sắc nhỏ nhoi cho người dân làm ăn.  

Thật sự rất khó đoán trước được lượng khách của mỗi năm, tuy nhiên 3 năm gần đây nhu cầu mua đào chơi Tết của khách hàng đã giảm đi đáng kể cả ở nội thành lẫn ngoại thành. Tuy nhiên các chủ vườn cần linh hoạt hơn trong mua bán đào Tết để năm tới đây không còn tình trạng cung thừa cầu.

Nguyễn Thị Thuỳ Dung

Xem thêm: lmth.302045a-tet-oad-iv-iouc-iougn-cohk-ek/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kẻ khóc người cười vì đào Tết ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools