vĐồng tin tức tài chính 365

Kinh doanh OTT: Không chỉ xoay quanh nội dung số

2022-01-27 08:49
Kinh doanh OTT: Không chỉ xoay quanh nội dung số - Ảnh 1.

VTV cho biết vẫn chưa có doanh thu từ OTT, tất cả vẫn đang phát miễn phí trên mạng và app VTVGo

Cuộc hội thảo diễn ra bằng hình thức trực tuyến, có sự tham dự của đại diện 3 "nhà" kinh doanh OTT tại Việt Nam, gồm ông Nguyễn Đức Hoà - phó ban Thanh thiếu niên VTV, bà Đinh Thị Nam Phương - giám đốc phát triển nội dung VieOn và bà Nguyễn Đặng Quỳnh Anh - phó tổng giám đốc tập đoàn Yeah1.

Chưa ra đồng nào từ OTT

Ngay từ khởi đầu buổi đối thoại, đại diện phía VTV đã thừa nhận tuy VTV đã nỗ lực rất nhiều trong vài năm gần đây, song "vẫn chưa ra đồng nào từ OTT, tất cả vẫn đang phát miễn phí trên mạng và app VTVGo." 

Điều này cho thấy việc thu phí người dùng ở VN vẫn là một bài toán nan giải, kể cả với ông lớn đầu ngành truyền hình truyền thống.

Từ góc độ của VieOn và Yeah1, 2 đơn vị này cũng đã triển khai nhiều hướng nhằm đa dạng hóa nguồn thu từ OTT, như quảng cáo online hay subsription, tức thu tiền qua thuê bao. Song hiệu quả từ các hoạt động này cũng đang phải cạnh tranh gay gắt với các nội dung lậu, không có bản quyền, nội dung miễn phí trên mạng xã hội (Youtube, Facebook,…) hoặc những loại hình truyền thông đa phương tiện khác trên báo online. 

Vì vậy, muốn đầu tư sâu cho nội dung gốc (Original contents) như Netflix hay Disney+ cũng là một thử thách lớn với các bên làm ăn đúng luật.

Nội dung buổi trao đổi cũng cho thấy một sự đồng lòng giữa khối "public sector" (truyền hình nhà nước) và "private sector" (VieOn và Yeah1) về việc xác định khuynh hướng mới là quan trọng, song không mang lại sự quyết định. Lý do là vì mỗi bên đã từ lâu xác lập được thế mạnh của mình trong lòng khán giả, và cũng có một lượng đông đảo khán giả trung thành.

Như vậy thì điều gì mang lại tính quyết định trong tương lai? Có lẽ đó chính là câu chuyện chuyển đổi số sẽ diễn ra nhanh đến mức nào, cùng với đó là dòng tiền từ quảng cáo và các thuê bao lẻ. 

Các diễn giả cũng trích một nghiên cứu thị trường trong nước cho thấy phần lớn thuê bao Việt vẫn ủng hộ các kênh nội dung "local" (sản xuất trong nước). Đây là một tin vui và là sự khác biệt khá lớn so với nhiều nước Đông Nam Á anh em, khi xu hướng "sính ngoại" tạo ra thêm nhiều áp lực cạnh tranh cho các nhà sản xuất nội địa.

OTT Việt và các bên liên quan cần làm gì?

Song niềm vui cũng có thể qua mau, vì thị hiếu khán giả luôn thay đổi. Khi độ mở thị trường ngày càng rộng, rõ ràng khuynh hướng hội nhập giúp cho các nền tảng nội dung số quốc tế như Netflix hay Disney+ dễ dàng tiếp cận hơn với thị trường trong nước. 

Thêm vào đó, thói quen tiêu thụ sản phẩm truyền thông nghe nhìn về căn bản đã có sự chuyển biến về cơ bản, khi thế hệ trẻ ngày càng quay lưng với truyền hình truyền thống và trở nên cởi mở với Youtube, Netflix hay Galaxy Play, VieOn,… 

Điều này đặt ra bài toán cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nền tảng nước ngoài có nguồn lực tài chính và nội dung khổng lồ với các nhà sản xuất trong nước, tất nhiên khiêm tốn hơn nhiều về nhân sự, quản trị lẫn năng lực sản xuất.

Theo quan điểm của tôi, để có thể giữ chân được khán giả, không có giải pháp nào khả dĩ hơn là các OTT trong nước cần từng bước nâng cao năng lực của mình, và không chỉ nhìn câu chuyện OTT dưới góc độ nội dung. Cụ thể:

Thứ nhất, OTT Việt cần xem xét lại toàn bộ chiến lược kinh doanh tổng thể, định vị thương hiệu của mình một cách sắc nét hơn trong tâm trí của khán giả

Để làm được điều này, nội dung đặc sắc tất nhiên cần thiết, song cũng cần đặt các nội dung tự sản xuất như phim điện ảnh, phim dài tập, gameshow,… vào trong những chiến lược tiếp thị số  bài bản, để từng bước thu thập dữ liệu người dùng và tác động đến thói quen, sở thích của từng đối tượng người dùng. 

Đó đã và đang là cách mà những nền tảng khổng lồ như Netflix cuốn hút người xem. Họ không xem "khán giả mục tiêu" là một nhóm mơ hồ, mà sử dụng các dữ liệu số để phân tích và vẽ nên chân dung khách hàng rất riêng, từ đó có những gợi ý riêng cho từng cá nhân để xem các loại phim phù hợp với sở thích của họ.

Thứ hai, các OTT trong nước cần nghiêm túc nghĩ đến việc thành lập một hiệp hội về nền tảng nội dung số, nhằm có tiếng nói mạnh mẽ hơn. Đồng thời việc thành lập hiệp hội cũng giúp cho các hội viên có điều kiện hỗ trợ lẫn nhau, cùng chia sẻ nội dung, chia sẻ tài nguyên khác như: con người, máy móc, thiết bị,… từ đó ngành sản xuất nội dung ở Việt Nam có khả năng ngày càng phát triển, nâng tầm. 

Nền tảng OTT chỉ là một trong những khâu cuối của chuỗi giá trị nội dung số, do đó cần phải nâng cao chất lượng của nhiều khâu khác, trong đó có chất lượng diễn viên, quay phim, đạo diễn, thiết bị, chiến lược truyền thông quảng bá… ; lúc đó chúng ta mới mong nhận được những sản phẩm thật sự chất lượng. Và cách tốt nhất là nên ngồi lại cùng nhau, cùng hợp tác.

Cuối cùng, hành lang pháp lý ở Việt Nam cần cụ thể, rõ ràng hơn, để tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa OTT Việt và OTT ngoại. 

Một khi vẫn còn có sự tranh luận về khâu tiền kiểm và hậu kiểm, có lẽ tính công bằng vẫn còn là điều phải hướng đến. Làm thế nào để có một cuộc chơi OTT vừa phù hợp với cuộc chơi quốc tế, vừa nâng cao dân trí và vừa tạo sự đa dạng trong lựa chọn của khán giả, đó quả thật không phải chỉ dựa trên sự nỗ lực của riêng một phía nào.

Tìm chỗ đứng cho OTT Việt: Hiểu khán giả để Tìm chỗ đứng cho OTT Việt: Hiểu khán giả để 'hút' khán giả

TTO - Làm thế nào để phim chiếu trên nền tảng OTT (giải trí trực tuyến mà chủ yếu là phim ảnh) nội địa được khán giả chú ý và săn đón hơn trong tương lai?


Xem thêm: mth.19263453262102202-os-gnud-ion-hnauq-yaox-ihc-gnohk-tto-hnaod-hnik/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kinh doanh OTT: Không chỉ xoay quanh nội dung số”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools