vĐồng tin tức tài chính 365

Cua Cà Mau - thương hiệu hàng chục nghìn tỷ đồng

2023-01-03 07:32

"Với người xứ khác, chuyện chọn con cua ngon hay dở không quan trọng. Nhưng với chúng tôi, mời khách cua dở thì mất mặt lắm", ông Lâm, một gia đình có hai đời nuôi và kinh doanh cua Cà Mau nói.

Năm 2000, khi mới bắt đầu nuôi Cua trên những rừng đước xen lẫn tôm, ông Lâm kể cả năm trời, gia đình chỉ thu hoạch được gần chục triệu đồng. Thời điểm ấy, ông chưa chú trọng vào nuôi cua vì giá trị thấp, mỗi kg bán ra chỉ vài chục nghìn đồng. Nhưng đến năm 2015, khi cua Cà Mau được xuất khẩu, giá trị đã tăng nhiều lần, gia đình bắt đầu mở rộng diện tích. Tới nay, mỗi năm, ông xuất bán 1-2 tấn cua với doanh thu trên nửa tỷ đồng.

Tương tự ông Lâm, nhiều hộ nuôi tôm khác tại tỉnh này trước đây chỉ canh tác lúa nhưng vài năm qua, cua là loại trọng điểm, mang lại nguồn thu nhập chính của gia đình.

Để kích cầu và quảng bá thương hiệu, cuối tháng 12/2022, UBND tỉnh Cà Mau vừa tổ chức "Ngày hội cua Cà Mau, trong đó, có cuộc thi "Cua Cà Mau lớn nhất" - Cua Sumo (Sumo Crab), giúp người tiêu dùng có dịp chứng kiến những con cua khủng có trọng lượng từ 1 kg. Theo ban tổ chức, điều này cũng khẳng định, cua Việt không chỉ chất lượng mà có trọng lượng không thua kém gì các sản phẩm của thế giới như King Crab hay cua Canada.

Con cua đoạt giải Cua Cà Mau lớn nhất - Cua Sumo (Sumo Crab) chiều 25/12. Ảnh: NVCC

Con cua đoạt giải "Cua Cà Mau lớn nhất" - Cua Sumo (Sumo Crab) do UBND Tỉnh Cà Mau tổ chức. Con cua này nặng 1,452 kg. Ảnh: NVCC

Nói với VnExpress, ông Châu Công Bằng - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cà Mau cho biết, đã mất hơn 10 năm để xây dựng thương hiệu "Cua Cà Mau" không chỉ trong nước mà vươn ra cả thế giới. Tới nay, sản phẩm này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi và góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

Theo ông Bằng, cuối thập niên 90 của thế kỷ trước và đầu những năm 2000, đồng đất ở vùng bán đảo Cà Mau đa phần trồng lúa. Mãi đến 2010, khi vùng nước ngọt ngày càng bị thu hẹp lại, mở ra địa bàn cho con tôm nước lợ thì lúc ấy cua mới có nhiều diện tích hơn để phát triển.

Năm 2010, diện tích nuôi chỉ vài nghìn ha, tới nay đang là khu vực có diện tích nuôi cua lớn nhất cả nước với 250.000 ha. Giá bán ra thời điểm ấy chỉ 150.000-200.000 đồng một kg hàng loại 1 thì nay đã lên tới 400.000-600.000 đồng, lúc cao điểm giá lên tới 1 triệu đồng.

Cua Cà Mau sở dĩ thơm ngon vì được sống từ nguồn nước biển theo thủy triều thông suốt ngày hai lần vào các nhánh sông rạch, độ mặn cao và sạch. Thức ăn cho cua ở vùng này dồi dào hơn các tỉnh thành khác trên cả nước.

Nông dân Hồ Hùng Linh, xã Tam Giang, huyện Năm Căn giới thiệu đặc sản cua Năm Căn - Cà  Mau. Ảnh: Huỳnh Lâm/Cổng thông tin Cà Mau

Nông dân Hồ Hùng Linh, xã Tam Giang, huyện Năm Căn giới thiệu đặc sản cua Năm Căn - Cà Mau. Ảnh: Cổng thông tin Cà Mau

Theo ông Bằng, không phải ngẫu nhiên nhắc tới cua là người Việt nhớ tới thương hiệu "Cua Cà Mau" mà vì chúng là nơi sản sinh ra những con cua ngon nhất Việt Nam. Ngoài ra, Cà Mau là nơi sở hữu hệ sinh thái ngập mặn hàng chục ngàn ha, tỉnh có 3 mặt giáp biển - nơi chứa đầy phù sa, vùng ngập mặn, lợ phong phú, thích hợp cho các loài giáp xác như tôm, cua... Tôm, cua vùng đất này có độ ngọt và giàu dinh dưỡng hơn vùng đất khác. Không chỉ vậy, cua ở những vùng gần biển như Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi và một số nơi khác trong tỉnh đều đều được nuôi và thả tự nhiên để thịt cua trở nên săn chắc, thơm ngon hơn các địa phương khác.

Năm 2015, nhãn hiệu "Cua Năm Căn – Cà Mau" được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận là nhãn hiệu tập thể. Vào tháng 6 năm nay, sản phẩm "Cua Cà Mau" đã cơ quan này cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý.

Tự hào về thương hiệu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử cho rằng, đây là nơi thiên nhiên đã ban tặng nhiều món quà vô giá, trong đó, có loài cua biển - top 100 món ăn đặc sản Việt Nam.

"Trước đây, tỉnh không chú trọng phát triển con cua nhưng từ 2020 đến nay, nó là mặt hàng góp phần nâng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Cà Mau cao nhất cả nước", ông Sử nói và cho hay, cua của tỉnh này đã xuất đi Trung Quốc, Thái Lan, Singapore...

Theo ông Sử, hiện quy mô nuôi cua của Cà Mau cao nhất cả nước. Tổng giá trị sản lượng cua bình quân mỗi năm của Cà Mau trong những năm gần đây trên 10.000 tỷ đồng. Do đó, từ 2023 cua được xác định là ngành hàng chủ lực hàng đầu, chỉ đứng sau tôm. Tỉnh cũng đang đề nghị Sở Nông nghiệp xây dựng đề án để phát triển ngành cua sao cho tương xứng với thương hiệu.

Bà Dương Thị Bích Năm, Giám đốc Công ty Dư Thái Bình – đơn vị giành giải "cua Cà Mau lớn nhất" - tin rằng đang có nhiều cơ hội hơn để tìm đối tác xuất khẩu. Ngoài Trung Quốc, công ty này kỳ vọng sắp tới sẽ xuất được sang Hàn Quốc, Nhật, EU.

Cua Cà Mau có chỗ đứng lớn trên thị trường, nhưng theo bà, thời gian qua vẫn xuất hiện nhiều sản phẩm cua trôi nổi, không rõ nguồn gốc "gắn mác" với giá thấp khiến hàng chính hiệu bị ảnh hưởng. Bà đề nghị cơ quan chức năng có nhiều động thái tích cực để bảo vệ thương hiệu cua Cà Mau.

Về việc này, ông Châu Công Bằng - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cà Mau cho biết, mỗi vùng cũng đã xây dựng nhãn hiệu riêng. Trên mỗi con cua của các cơ sở kinh doanh đều đã gắn tem truy xuất nguồn gốc. Song song đó, tỉnh cũng sẽ quy hoạch lại vùng nuôi để đảm bảo cho cua ra thị trường luôn ổn định và đạt chất lượng cao.

Thời gian tới, tỉnh Cà Mau sẽ đẩy mạnh nhiều hoạt động kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp để giúp họ có thể liên kết tiêu thụ sản phẩm cua Cà Mau ra thị trường trong nước và xuất khẩu. Tỉnh sẽ tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp buôn bán trên các website, sàn thương mại điện tử trong cả nước.

Thi Hà

Xem thêm: lmth.4523554-gnod-yt-nihgn-cuhc-gnah-ueih-gnouht-uam-ac-auc/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cua Cà Mau - thương hiệu hàng chục nghìn tỷ đồng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools