Giao thừa là thời điểm kết thúc một năm cũ và bắt đầu một năm hoàn toàn mới. Đối với nhiều nền văn hóa trên thế giới, những thực phẩm bày biện trên bàn ăn trong dịp này được tin là yếu tố quan trọng, mang lại vận may cho những người thưởng thức. Nếu bạn cũng đang mong muốn đón nhận nhiều may mắn, hãy thử qua một trong những món ăn dưới đây như trong nhiều nền văn hóa khắp nơi trên thế giới.
Black-eyed peas
Đậu mắt đen đại diện cho những đồng xu. Khi được phục vụ kèm với rau xanh (tượng trưng cho tờ tiền USD) và bánh ngô (đại diện cho vàng), bộ ba này được cho là sẽ mang lại giàu có, phú quý vào năm mới.
Cộng đồng người châu Phi có một món ăn truyền thống dịp năm mới mang tên Hoppin’ John. Nguyên liệu gồm đậu mắt đen, cơm và thịt xông khói hoặc giăm bông (cũng một loại thực phẩm được xem là đi kèm với may mắn). Hoppin’ John đặc biệt phổ biến ở vùng Nam Mỹ. Ngoài ra, việc ăn thức ăn thừa, được gọi là “Skippin’ Jenny”, vào ngày hôm sau thể hiện sự thanh đạm. Người ta tin rằng việc này sẽ mang đến thêm nhiều thịnh vượng trong năm mới.
Thịt heo
Thịt lợn đã từng là một loại thịt chỉ dành riêng cho giới thượng lưu. Do đó mà trong tiếng Anh có những cụm từ như “living high off the hog” để chỉ việc sống sung túc, hay là “bringing home the bacon” diễn tả khả năng kiếm đủ tiền nuôi sống gia đình.
Thưởng thức món thịt lợn vào đêm giao thừa (hoặc ngày đầu năm mới) được cho là mang lại nhiều tiến triển, vì lợn luôn hướng và di chuyển về phía trước. Truyền thống ăn thịt lợn này được duy trì tại nhiều nền văn hóa phương Tây, bao gồm những cộng đồng người Hà Lan và người Đức. Họ thường ăn thịt lợn kèm với sauerkraut (dưa cải muối).
Mì Soba
Tại Nhật Bản Nhật Bản, mì Toshikoshi soba tượng trưng cho sự trường thọ và trường tồn. Sợi mì soba dài được xem là thể hiện cho cuộc sống dài lâu. Phần nguyên liệu kiều mạch trong bột mì thì được xem là sẽ mang lại sự dẻo dai cho người ăn vào năm mới. Húp mì là hành động gắn liền với sự may mắn.
Khi thưởng thức, người ăn sẽ để ý để không cắn nhỏ hay nhai sợi mì, vì làm như vậy được cho là sẽ “cắt vụn” vận may của mình trong năm sắp đến. Mì soba là món ăn được ưa chuộng ở Trung Quốc trong dịp Tết Nguyên, vốn kéo dài hơn 1 tuần sau Giao thừa.
Lựu
Xuyên suốt khu vực Địa Trung Hải và Trung Đông, lựu đại diện cho sự màu mỡ và dồi dào. Đến thời điểm đầu năm mới, tính biểu tượng của chúng càng trở nên quan trọng hơn, vì đó là lúc loại trái cây bắt đầu chín dần trong năm.
Tại Hy Lạp, người dân có truyền thống đập quả lựu vào cửa trước nhà. Hành động này được xem là để đón chào thật nhiều sức khỏe và hạnh phúc đến cho toàn bộ các thành viên trong gia đình.
Các món tráng miệng hình vòng
Ở nhiều nơi trên thế giới, việc ăn những loại bánh ngọt hay bánh rán hình vòng trong đêm giao thừa tượng trưng cho việc tiếp nhận một năm thật “tròn đầy”. Ở Italy, người dân thường ăn một loại bánh mang tên chiacchiere. Chúng là một dạng bánh ngọt chiên giòn, đôi khi được làm phẳng hoặc cuộn thành từng viên.
Theo truyền thống, món tráng miệng hình tròn còn được ăn vào cuối các mùa lễ, như khoảng thời gian Lễ hiển linh. Ở Mexico, Roscas de Reyes, một loại bánh mì ngọt hình thù tương tự, hay được ăn vào ngày 6/1 trong lễ Three King.
Sauerkraut (dưa cải muối)
Màu xanh của bắp cải được cho là gắn liền với sự may mắn và tài lộc. Vì lý do này mà đối với nhiều cộng đồng người sống ở Đông Âu, Đức và Hà Lan, ăn dưa cải muối được cho là sẽ mang lại may mắn và giúp họ trở nên giàu có.
Kransekage
Ở Na Uy và Đan Mạch, Kransekage là tâm điểm của bàn ăn đêm Giao thừa. Tháp bánh vòng hoa này được xây từ những chiếc bánh hạnh nhân và phủ đá, sôcôla và đôi khi là các loại hạt. Kransekage thường được ăn kết hợp với rượu sâm panh, vừa đẹp mắt vừa rất ngon lành.
Tuy có diện mạo vô cùng mãn nhãn, để thưởng thức trọn vẹn tháp bánh này, người ăn buộc phải “phá hủy” nó. Sau khi đã ăn xong phần bánh bao xung quanh, người ta mới có thể lấy được chai rượu được xếp ở chính giữa, “ẩn giấu” trong lòng tháp Kransekage.
Tamales
Tamales là một món ăn có vai trò rất lớn trong ẩm thực Mexico trước khi chịu ảnh hưởng từ Tây Ban Nha. Chúng đã xuất hiện trong khoảng từ 8000 đến 5000 năm trước Công nguyên và là cái tên rất quan trọng trong di sản ẩm thực Mexico.
Việc chuẩn bị và nấu tamales là một quá trình quây quần gia đình và bạn bè. Mỗi người sẽ phụ trách làm một phần của món ăn. Tamales thường được làm với số lượng lớn và chia sẻ với những người thân yêu. Chúng đã trở thành lựa chọn ẩm thực phổ biến để thưởng thức trong những ngày nghỉ lễ.
Bánh Oliebollen
Oliebollen là một món ăn truyền thống chế biến bằng cách chiên dầu của người Hà Lan. Chúng thường được ăn kèm với rượu sâm-panh để mang lại kết hợp hương vị tuyệt vời nhất. Trong tín ngưỡng của người Hà Lan, có một nữ thần pagan tên là Perchta dành ra 12 ngày dịp Giáng sinh để mổ bụng người nhằm tìm kiếm thức ăn. Dầu mỡ từ oliebollen được cho là sẽ ngăn chặn thanh gươm của Perchta, giúp họ bảo vệ mình khỏi linh hồn xấu xa này.
Trái cây to tròn
Truyền thống ăn các loại trái cây tròn trịa vào đêm giao thừa du nhập vào Philippines qua các thực dân Tây Ban Nha. Người ta cho rằng, hình dạng tròn của những quả nho mà người Tây Ban Nha ăn vào nửa đêm giống như các đồng tiền vàng và bạc. Ở Philippines, truyền thống này mở rộng ra thành ăn cả táo, lê, anh đào, ổi, vải, dưa, cam và đào.
Có nhiều cách để thực hiện truyền thống của năm mới này. Theo lối truyền thống nhất, các gia đình sẽ bày ra một giỏ trái cây gồm 12 loại trên bàn ăn. Vào đúng lúc nửa đêm, mọi người sẽ ăn 12 trái nho hoặc cắn một miếng trong số 12 loại trái cây khác nhau.
Mai Linh
VTV
Xem thêm: nhc.77295128030101202-iom-man-nod-ihk-ig-na-ioig-eht-nert-coun-cac/nv.zibefac