vĐồng tin tức tài chính 365

Sát thủ thầm lặng

2021-01-22 16:08

Sát thủ thầm lặng

Tô Văn Trường

(TBKTSG) - Ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đã ở mức báo động. Có thể nói không ngoa: ra ngõ gặp... ô nhiễm. Chỉ nhìn vào thành phố Hà Nội cũng đã thấy rõ điều đó. Ô nhiễm rác thải, nước thải, ô nhiễm bụi, tiếng ồn bủa vây cuộc sống hàng ngày của người dân.

Việt Nam nằm trong nhóm có chất lượng môi trường tệ nhất. Ảnh: N.K

Ô nhiễm không khí giờ đây đã được mọi người quan tâm, vì họ đã tiếp cận được một số nguồn thông tin về chất lượng không khí hàng ngày, hàng giờ thông qua các trang web, app (ứng dụng) trong nước và quốc tế. Mặt khác, trong các báo cáo của một số tổ chức quốc tế (như báo cáo EPI Environmental Performance Index - chỉ số thực thi môi trường do Diễn đàn Kinh tế thế giới công bố hai năm một lần) thì Việt Nam nằm trong nhóm có chất lượng môi trường tệ nhất. Gần đây đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ô nhiễm không khí do bụi mịn (PM2.5) là sát thủ thầm lặng, là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tử vong sớm cho con người.

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí - mới chỉ là lý thuyết

Vừa rồi, tạp chí Tia sáng cùng một số tổ chức khác có tổ chức buổi tọa đàm đầu tiên về ô nhiễm không khí Hà Nội trong chuỗi “ô nhiễm không khí và trách nhiệm của chúng ta”. Trong buổi tọa đàm, các nhà khoa học đã đề cập đến nguồn ô nhiễm từ xây dựng và giao thông. Sau đó, Tổng cục Môi trường cũng đưa tin về tình hình ô nhiễm trong tháng 12-2020 và tháng 1-2021, trong đó có đề cập nguồn ô nhiễm từ phương Bắc.

Tình trạng ô nhiễm không khí, để nói nguyên nhân nào là chính, chiếm bao nhiêu phần trăm ở từng địa phương, từng đô thị, để có các biện pháp ưu tiên, trúng và kịp thời thì cần phải tiến hành kiểm kê phát thải, phải có hệ thống quan trắc đủ dày để theo dõi diễn biến...

Theo tôi hiểu, đóng góp từ phương Bắc là hai chiều: ta có nhận và có cho dù rất nhỏ so với những gì phát sinh tại chỗ, vì ngay cả mùa đông thì gió tầng 3.000 mét thổi sang Trung Quốc vẫn mạnh hơn và đều hơn là từng đợt gió mùa Đông Bắc. Chẳng hạn có ngày khi gió mặt đất bằng 0 thì trên cao 3.000 mét gió Tây - Tây Nam thổi tốc độ 10 mét/giây từ Lào qua ta rồi lên Trung Quốc.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận định (theo phương pháp top-down) về các nguồn ô nhiễm PM2.5 sơ cấp và thứ cấp như giao thông, xây dựng, sản xuất (các nhà máy như nhiệt điện than, xi măng, thép, hóa chất, các làng nghề tái chế...), đốt ngoài trời (đốt rác, đốt rơm rạ sau thu hoạch, than tổ ong), hoạt động nông nghiệp...

Thế nhưng, để nói nguyên nhân nào là chính, chiếm bao nhiêu phần trăm ở từng địa phương, từng đô thị, để có các biện pháp ưu tiên, trúng và kịp thời thì cần phải tiến hành kiểm kê phát thải, phải có hệ thống quan trắc đủ dày để theo dõi diễn biến...

Để xác định độ chính xác của thông tin cho rằng “nguồn gây ô nhiễm không khí khoảng 40% từ hoạt động giao thông, 16% từ hoạt động xây dựng” cần xem xét phương pháp tính toán mỗi loại hình hoạt động sản sinh bao nhiêu lượng (tính theo ki lô gam/ngày) chất ô nhiễm không khí.

Bên cạnh đó, cần rà soát phương pháp quan trắc bụi. Nếu đo tự động theo nguyên tắc khuếch tán ánh sáng thì các hạt sương mù cũng bị quy về bụi. Cho nên, cứ hôm nào sương mù nhiều thì không khí có chất lượng kém đến nguy hiểm!? Việc này phải xác minh lại mới chắc chắn là có sai lầm trong việc đo/quan trắc bụi hay không.

Kiểm kê phát thải đòi hỏi phải có nguồn lực con người và kinh phí. Tuy nhiên, ở nước ta, mặc dù đã được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường nhưng cho đến nay vẫn chưa xây dựng được phương pháp luận kiểm kê phát thải, chưa tiến hành kiểm kê phát thải lần nào. Do đó chưa công bố được đâu là nguyên nhân chính gây ô nhiễm tại Hà Nội, tại TPHCM.

Một vấn đề khác là hệ thống quan trắc để theo dõi diễn biến chất lượng không khí. Hiện nay, mạng quan trắc quốc gia của Tổng cục Môi trường chỉ có bảy trạm tại Hà Nội, Việt Trì, Hạ Long, Huế, Nha Trang, Đà Nẵng. Các địa phương mấy năm gần đây có chú ý đầu tư như Hà Nội thêm hai trạm, Bắc Ninh và Quảng Ninh (nghe nói đến hàng chục trạm mỗi tỉnh). Riêng TPHCM lại mới đang ở... dự án, chưa có trạm nào. Một thành phố lớn như Hà Nội, chỉ có ba trạm quan trắc tự động.

Tuy nói nguồn ô nhiễm từ xây dựng, nhưng xây dựng tạo ra bụi từ đập phá, khoan đào thì ít mà do vận chuyển đất đá rơi vãi ra đường tạo nguồn bụi cho giao thông cuốn lên thì nhiều. Bên cạnh đó, khí thải từ các động cơ cũng là nguồn sinh ra bụi mịn do đốt cháy không hết và hắc ín hóa tạo ra các hạt chất rắn thải trong không khí. Như vậy trước tiên đường phải sạch thì ngõ hầu mới giảm được bụi.

Còn có một loại hình hoạt động đóng vai trò lớn trong việc gây ô nhiễm không khí, nhất là bụi mịn, đó là nhiệt điện than. Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (Green ID) cho biết năm 2020 là năm đạt đỉnh của công suất nhiệt điện than ở Việt Nam.

Cần phải xét qua chuỗi số liệu biến thiên theo thời gian, nếu có thể, để tìm hiểu thủ phạm gây ô nhiễm không khí vào cuối năm 2020 là hoạt động gì khiến cho tình trạng ô nhiễm bỗng dưng trở nên trầm trọng. Phải chăng trong mùa lạnh, người ta tăng cường chạy máy điều hòa hai chiều để sưởi nóng?

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, năm 2020 nhiệt điện than chiếm khoảng 33,2% tổng công suất lắp đặt nguồn điện, và đến năm 2025, con số này là 37,1%, giảm 13% do Quy hoạch điều chỉnh.

EVN cho biết tất cả nhà máy nhiệt điện than của họ đều đã lắp đặt hệ thống xử lý bụi với hiệu suất đạt trên 99,6%. Nhưng cần biết rằng, lắp đặt là một chuyện còn vận hành để đạt hiệu quả theo thiết kế lại là chuyện khác. Nhiều khi hệ thống xử lý ô nhiễm chỉ được vận hành cầm chừng để giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Khi kiểm tra thì thấy đâu vào đó, nhưng khi đoàn kiểm tra ra về thì tình trạng lại khác. Việc tính toán nguyên nhân ô nhiễm không khí, người ta sử dụng số liệu lý thuyết khi lắp đặt chứ không phải số liệu thực tế khi vận hành.

Chỉ khi nào đưa vào bài toán tất cả yếu tố có liên quan: sức khỏe, môi trường, công nghệ, tài chính kể cả kinh tế môi trường thì mới có thể tìm ra nguyên nhân ô nhiễm không khí và cách khắc phục.

Giải pháp nào?

Năm 2016, Thủ tướng đã ban hành Quyết định 985a về kế hoạch hành động quốc gia giảm thiểu ô nhiễm không khí với các mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình rõ ràng để kiểm soát các nguồn ô nhiễm.

Về các biện pháp cụ thể, ngoài việc tiến hành kiểm kê phát thải, xây dựng kế hoạch quản lý không khí (AQM - Air Quality Management Plan), phát triển hệ thống quan trắc, có thể tiến hành được ngay những việc sau đây:

Đối với nguồn di động, phương tiện giao thông: thử nghiệm kiểm tra khí thải xe máy như ở các thành phố lớn. Tiến hành xây dựng hành lang pháp lý kiểm tra khí thải xe máy giống như đối với ô tô (tiêu chuẩn xả thải, phí kiểm tra, tổ chức hệ thống kiểm tra, các chính sách hỗ trợ...), cố gắng đến cuối năm 2021 bắt đầu triển khai tại TPHCM và Hà Nội.

Nên hạn chế và tiến tới cấm các xe buýt chạy bằng diesel. Chỉ cho chạy bằng nhiên liệu sạch và khuyến khích chạy bằng điện. Mở rộng hệ thống xe công cộng. Có cơ chế khuyến khích taxi chạy bằng nhiên liệu sạch.

Kiểm soát các công trình xây dựng: lắp camera tại công trình lớn để theo dõi, giám sát. Kiểm tra chặt chẽ các nhà thầu thi công các công trình chỉnh trang đường phố.

Kiểm soát các nguồn điểm - các nhà máy, các làng nghề: đối với các nhà máy lớn, công khai số liệu quan trắc tự động, tăng cường kiểm tra, thanh tra. Đối với các làng nghề tái chế (tái chế giấy, nhựa, kim loại), phải thanh tra, kiểm tra, đề ra lộ trình áp dụng các biện pháp kỹ thuật xử lý khí thải.

Bên cạnh đó cần hạn chế đốt rơm rạ sau thu hoạch (ở miền Bắc), kiểm tra chặt chẽ chuyện đốt rác ngoài trời, thanh tra, kiểm tra các lò đốt rác sinh hoạt công suất nhỏ.

Tiếp tục khuyến khích người dân tham gia phát hiện các nguồn thải, tuyên truyền vận động để người dân tham gia kiểm tra khí thải xe máy, tham gia giao thông công cộng, không đốt rơm rạ, không đốt rác.

Đóng cửa Nhà máy Điện than Yên Phụ, chuyển công nghiệp ra khỏi Hà Nội; chấm dứt sử dụng xăng pha chì; rửa xe khi ra khỏi công trường; loại bỏ dần than tổ ong. 

Xem thêm: lmth.-gnal-maht-uht-tas/798213/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sát thủ thầm lặng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools