vĐồng tin tức tài chính 365

Cần có đường dây nóng xử lý gian lận trong bán hàng

2021-01-23 08:14

Trong tuần qua, loạt bài điều tra của báo Pháp Luật TP.HCM về “Những chiêu móc túi người đổ xăng” liên quan đến nhân viên tại cửa hàng xăng dầu 1364 trên đường Phạm Văn Đồng, quận Thủ Đức, TP.HCM có hành vi gian lận đã thu hút được sự quan tâm của bạn đọc.

Cần có đường dây nóng xử lý gian lận trong bán hàng - ảnh 1
Đoàn kiểm tra đang kiểm tra, đối chiếu các cân bán hải sản tại làng chài
Mũi Né. Ảnh: PHƯƠNG NAM

Cạnh đó, bài viết “Thu 6 chiếc cân gian bán hải sản ở làng chài Mũi Né” liên quan đến hành vi gian lận trong bán hàng cũng khiến nhiều người bức xúc.

Cần có đường dây nóng xử lý gian lận trong bán hàng - ảnh 2
Hình ảnh trong loạt điều tra tuần qua của Pháp Luật TP.HCM: Nhân viên cây xăng dùng xảo thuật rút lại 100.000 đồng khi thối lại tiền cho khách.
Ảnh: YÊN - TÂN

Xử lý nghiêm để làm gương, răn đe

Trong những ngày điều tra, theo dõi tại cửa hàng xăng dầu 1364 Phạm Văn Đồng, quận Thủ Đức, phóng viên Pháp Luật TP.HCM đã ghi lại được hình ảnh nhân viên tại cửa hàng xăng dầu này “móc túi” khách hàng bằng cách dùng tiểu xảo rút tiền của khách khi trả tiền thừa.

Bạn đọc Van Anh bình luận: “Thực trạng gian lận khi đổ xăng tại các cửa hàng xăng dầu không chỉ tại cây xăng này, tôi đã từng bị trả tiền sai hai lần ở một cây xăng khác. Nhiều người cho rằng đó là chuyện nhỏ nhặt, số tiền mất không nhiều thì để tâm làm gì. Tuy nhiên, đối với hàng chục, hàng trăm khách hàng như vậy thì số tiền thu lợi bất chính không hề nhỏ.

Hơn nữa, người dân bình thường dù biết có gian lận nhưng cũng không có bằng chứng cụ thể để tố cáo ra cơ quan chức năng. Nhân tiện qua bài điều tra này, chứng cứ đã rõ ràng, tôi mong cơ quan chức năng xử lý nghiêm để làm gương, răn đe cho những trường hợp khác”.

Bạn đọc Thanh An cũng góp ý: “Bên cạnh việc xử lý nghiêm sai phạm của nhân viên có hành vi gian lận, đối với chủ các cửa hàng xăng dầu cũng cần quản lý nhân viên của mình chặt chẽ hơn. Cụ thể, chủ các cây xăng nên đặt ra các quy định, quy trình khi đổ xăng và yêu cầu nhân viên thực hiện nghiêm túc. Tôi thấy ở một vài cây xăng, trước và sau khi đổ xăng, nhân viên chỉ lên trụ xăng để khách nhìn đồng hồ đo. Chỉ động tác vậy thôi cũng làm tôi yên tâm và thích đổ xăng ở nơi này hơn”.

Chấp nhận giá đắt nhưng phải cân đủ

Ngày 10-1, UBND TP Phan Thiết đã thành lập đoàn kiểm tra liên quan đến phản ánh về hành vi bán hải sản cân thiếu ký xảy ra tại làng chài Mũi Né. Qua kiểm tra 19 chiếc cân của 15 hộ kinh doanh, buôn bán hải sản tại khu vực làng chài Mũi Né, đoàn phát hiện 13 chiếc cân sai lệch số ký thực. Trong đó, một số cân có sai số từ 0,3 đến 0,5 kg, thậm chí có cân sai số đến 0,7 kg.

Bạn đọc Pham Manh chia sẻ: “Đối với một làng chài lâu năm, một điểm tham quan đẹp, nổi tiếng như làng chài Mũi Né thì chất lượng các dịch vụ phục vụ du khách rất quan trọng. Người dân chỉ cần bán đúng, bán đủ thì không sợ thiếu người mua. Những hành vi cân gian, bán lận như thế này đã làm mất đi chính hình ảnh, uy tín của các tiểu thương nơi đây cũng như của cả khu vực làng chài Mũi Né”.

Đồng quan điểm, bạn đọc Thanh Luan nêu ý kiến: “Mua bán kiểu này thì khách du lịch nào dám ghé lần sau. Khi đi du lịch, đa phần họ sẽ chấp nhận mua hàng giá đắt hơn những nơi khác nhưng không chấp nhận việc bị cân thiếu như vậy. Ở những nơi bán hải sản cho khách du lịch nên có số điện thoại đường dây nóng, có cân đối chứng… để du khách dùng đến khi gặp phiền phức”.

Cân gian, bán lận xử lý thế nào?

Theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 119/2017, mức phạt tiền đối với vi phạm về phép đo trong mua bán hàng hóa được quy định: Phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được đến 10 triệu đồng.

Mức phạt cao nhất cho hành vi này là phạt tiền 4-5 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được, trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trên 500 triệu đồng. Đây là mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm. Cá nhân vi phạm các hành vi tương tự thì chịu mức phạt bằng một nửa mức phạt của tổ chức.

Về xử lý hình sự, hành vi cân thiếu, gian lận trong cân đo còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa dối khách hàng theo Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017). Khung hình phạt thấp nhất của tội này là bị phạt cảnh cáo, phạt tiền 10-100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm. Chẳng hạn người nào dùng thủ đoạn gian dối cân, tính gian hàng hóa mà thu lợi bất chính từ 5 triệu đến dưới 50 triệu đồng cũng có thể bị xử lý hình sự về hành vi này.

Luật sư TỪ TIẾN ĐẠTĐoàn Luật sư TP.HCM

Xem thêm: lmth.102369-gnah-nab-gnort-nal-naig-yl-ux-gnon-yad-gnoud-oc-nac/cod-nab/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cần có đường dây nóng xử lý gian lận trong bán hàng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools