vĐồng tin tức tài chính 365

Cổ đông GameStop vẫn ôm mộng giàu sang từ trận quyết chiến với phe bán khống

2022-02-08 12:57
Nhà đầu tư GameStop vẫn ôm mộng giàu sang từ trận quyết chiến với phe bán khống - Ảnh 1.

Mohammad Hormozzadeh kỳ vọng cổ phiếu GameStop sẽ xảy ra một đợt bán non khổng lồ trong năm nay. (Ảnh: Wall Street Journal).

Anh Ben Wehrman chăm chỉ làm việc 5 ngày mỗi tuần trong vị trí nhân viên bán hàng của Tesla. Nhưng công việc thực sự của anh bắt đầu sau khi rời công ty. Anh thường dành buổi tối để nghiên cứu chủ đề đã mê hoặc không ít nhà đầu tư nhỏ lẻ trên mạng xã hội: Âm mưu của Phố Wall nhằm kiềm chế giá cổ phiếu GameStop.

Tháng 12/2021, sau khi thức trắng vài đêm, anh đăng bài viết gần 16.000 từ lên blog cá nhân: "Chiều sâu thực sự của cuộc thông đồng trong Phố Wall vẫn chưa được công chúng chú ý đến".

Giả thuyết của anh Wehrman như sau: Các quỹ đầu cơ bán khống đang che giấu khối lượng lớn đặt cược chống lại GameStop. Những người tin tưởng nói rằng nếu nhà đầu tư nhỏ lẻ tiếp tục mua và nắm giữ GameStop, vị thế của đội bán khống sẽ sụp đổ và những người chơi nhỏ bé kiên gan sẽ phát tài.

Thuyết âm mưu có lịch sử tồn tại lâu dài trong thế giới tài chính. Vụ sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ năm 1929 được đổ lên đầu các tài phiệt ngân hàng, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và chính phủ Anh.

Trong hàng thập kỷ, những người yêu thích vàng dự trữ kim loại này do lo ngại chính phủ Mỹ sẽ thổi bùng lạm phát. Trong khủng hoảng tài chính, một số nhà đầu tư phỏng đoán rằng chính quyền đã thành lập "biệt đội chống rớt" để nâng đỡ thị trường.

Những giả thuyết kiểu này thường lan truyền rộng rãi trong những bước ngoặt của thị trường, khi nhà đầu tư vật lộn với sự không chắc chắn. Hiện tại, sự không chắc chắn đang thống trị thị trường với đại dịch COVID-19 và việc Fed cắt giảm hỗ trợ khiến nhà đầu tư lo ngại.

Niềm tin rằng GameStop bị tấn công bởi những tay bán khống vô lại là một phần quan trọng trong đà tăng vũ bão của cổ phiếu này hồi đầu năm 2021 và hiện vẫn chưa biến mất, thậm chí còn bám rễ sâu hơn trong tâm trí một số nhà đầu tư.

Những nhà đầu tư này tin rằng nếu có đủ người chống lại vị thế bán khống thì họ có thể tạo ra MOASS - Đợt bán non vĩ đại nhất lịch sử (Mother of All Short Squeezes).

Bán non là tình huống trong đó giá cổ phiếu tăng lên rất mạnh, buộc người bán khống phải cắt lỗ bằng cách mua vào để đóng vị thế, càng tạo thêm sức ép tăng giá cho cổ phiếu.

Kể từ đầu năm 2021, cụm từ "MOASS" hay "Mother of All Short Squeezes" đã được nhắc đến hơn 1,3 triệu lần trên Reddit và hơn 600.000 lần trên Twitter, theo dữ liệu tính đến ngày 3/2/2022 của Meltwater. Các diễn đàn Reddit nằm trong trung tâm các cuộc thảo luận về MOASS có hàng trăm nghìn thành viên.

Nhà đầu tư GameStop vẫn ôm mộng giàu sang từ trận quyết chiến với phe bán khống - Ảnh 2.

Những người ủng hộ MOASS nói rằng giá GameStop sẽ lên cao đến mức chưa từng thấy – vài nghìn hay thậm chí vài triệu USD mỗi cổ phiếu. Lý thuyết lập luận rằng các nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ trúng số độc đắc còn thua lỗ sẽ khiến giới tinh hoa tài chính lụn bại.

Anh Wehrman, người đăng bài blog 16.000 từ, dự định bỏ việc một khi đợt bán non xảy ra để du lịch thế giới và tập trung vào blog. Những người khác tin rằng đợt bán non lớn sẽ xuất hiện với cả cổ phiếu chuỗi rạp chiếu phim AMC.

GameStop đã rớt khoảng 31% trong năm nay, còn AMC lao dốc 45%.

Nhà đầu tư GameStop vẫn ôm mộng giàu sang từ trận quyết chiến với phe bán khống - Ảnh 3.

Theo tờ Wall Street Journal, mấu chốt của lý thuyết MOASS là niềm tin rằng GameStop và AMC là nạn nhân của một hoạt động bất hợp pháp được gọi là bán khống vô căn cứ (naked shorting).

Thông thường khi bán khống, nhà đầu tư muốn đặt cược cổ phiếu giảm giá phải đi vay cổ phiếu trước khi bán chúng. Mục tiêu là sau này mua lại cổ phiếu với giá thấp hơn để trả lại, bỏ túi phần chênh lệch.

Ngược lại, bán khống vô căn cứ xảy ra khi nhà đầu tư bỏ qua bước đầu tiên, bán ra cổ phiếu mà họ không thực sự sở hữu.

Ông Ihor Dusaniwsky, Giám đốc tại S3 Partners - công ty phân tích dữ liệu và công nghệ theo dõi hoạt động bán khống, cho biết: "Có đủ mọi thuyết âm mưu được phát tán rộng rãi trong khắp các lĩnh vực, và bán khống vô căn cứ là thuyết âm mưu lớn nhất trong thị trường tài chính".

Những người tin tưởng MOASS phân tích các dữ liệu tài chính bí truyền, phỏng vấn chuyên gia từ những cuộc chiến chống lại bán khống vô căn cứ trước đây. Họ cáo buộc các công ty như S3 tung ra dữ liệu sai lệch về tỷ lệ bán khống GameStop và AMC.

Một số nhà đầu tư đang cố đẩy nhanh MOASS với quá trình đăng ký trực tiếp, ngăn công ty môi giới chứng khoán dùng cổ phiếu của họ để cho bên bán khống vay.

Ông Paul Conn, Giám đốc công ty chuyển nhượng chứng khoán Computershare cho biết kể từ tháng 9 năm ngoái, đã có hơn 100.000 đăng ký trực tiếp quyền sở hữu cổ phiếu meme.

Anh Mohammad Hormozzadeh là một trong những người đăng ký trực tiếp sở hữu cổ phiếu và kỳ vọng đợt bán non GameStop sẽ diễn ra vào cuối năm nay.

Hormozzadeh là người ủng hộ GameStop, sở hữu dưới 100 cổ phiếu công ty này. Anh thường xuyên ca ngợi GameStop trên mạng xã hội và chỉ trích "kẻ thù" của công ty, bao gồm cả các phương tiện truyền thông chính thống. Cho tới gần đây anh còn để tên tài khoản Twitter của mình là "Call Me Mo (ASS)" – "Gọi tôi là MOASS".

Anh kỳ vọng đăng ký trực tiếp sở hữu cổ phiếu trên quy mô lớn sẽ tạo ra "Đợt bán non vĩ đại nhất lịch sử" ngay trong năm nay. Anh lập luận: "Bọn bán khống GameStop đang bị mắc kẹt. Chúng không có lựa chọn nào khác".

Xem thêm: mth.95125001180202202-gnohk-nab-ehp-iov-neihc-teyuq-nart-ut-gnas-uaig-gnom-mo-nav-potsemag-gnod-oc/nv.zibmanteiv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cổ đông GameStop vẫn ôm mộng giàu sang từ trận quyết chiến với phe bán khống”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools