vĐồng tin tức tài chính 365

Nếp nhà và tiếng dạ thưa

2022-02-27 13:34
Nếp nhà và tiếng dạ thưa - Ảnh 1.

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

1. Tôi không tiếc lời khen chị, lựa đúng lúc, đúng dịp mà ngợi khen, một cách thành thật, không xu nịnh, thảo mai. Và cũng lựa đúng lúc, tôi... chê thành thật.

- Em thấy cái váy này chị mặc đẹp không?

- Dạ chị, cái váy ấy có vẻ quá rộng, nhấn chìm thân hình thon thả của chị mất rồi, đổi váy nào chị ơi!

- Kiểu tóc này thì sao em nhỉ?

- Dạ chị, trong mắt em, chị hợp với tóc dài hơn! Dù mái tóc ngắn chị mới cắt trendy thật đấy!...

Chị không biểu hiện cảm xúc gì, chỉ nói: ừ nhỉ, đúng em nhỉ! Tôi nhẹ nhàng: "Dạ chị!".

Hôm nọ chị thủ thỉ:

- Em này. Chị quý em vì lúc nào em cũng tôn trọng chị, một dạ hai thưa. Nhiều bạn trẻ hợp tác với chị, lấy cớ khen chị trẻ... bằng chúng nó, cứ oang oang réo tên, chẳng bao giờ dạ thưa đúng mực. Mà sao em làm được vậy, hay ghê!

Tôi mỉm cười. Nếu chị biết rằng trong nhà tôi, từ chị cả tới em út (út chót 30 tuổi), ra khỏi nhà hoặc đi làm, đi đâu về đều "dạ thưa" với má, thì tôi - lấy cái nết đó đối đãi người ngoài y vậy - đâu có gì khó hiểu hay ngạc nhiên! Hay hai đứa cháu tôi, mồ côi cha khi đứa lên 2, đứa lên 5 tuổi. Đến giờ, mỗi khi đi học hoặc tan học về, đều khoanh tay trước bàn thờ "thưa ba...".

2.  Ngày đầu tiên con trai tôi đến trường, vào lớp 1 trong một năm học vô cùng đặc biệt giữa dịch bệnh vẫn còn phức tạp. Tôi chỉ được phép đưa con đến cổng trường. Thả con xuống khỏi xe, tôi hỏi:

- Khi gặp cô giáo, con nhớ mình sẽ làm gì không?

- Dạ mẹ, con sẽ nói "Thưa cô con mới đến"!

Con khoanh tay "Thưa mẹ con đi học" rồi ngoan ngoãn vào trường. Dù khá chạnh lòng khi không được đi cùng con những bước đầu tiên vào lớp 1, tôi cũng khẽ tự hào rằng tôi đã trao cho con những gì cần thiết nhất, để con tự lập, trở thành đứa trẻ ngoan.

Từ khi con tập nói và biết nhận thức, mỗi lần tôi gọi con, đều dạy con "ạ", "dạ" khi nghe người lớn gọi mình. Một vài lần con không nhớ, nhưng tập thường xuyên sẽ trở thành phản xạ, thói quen tốt. Đến giờ, chỉ cần ba mẹ lên tiếng, con dù đang lui cui chơi xe ngoài sân hay làm gì khác vẫn "dạ mẹ", "dạ ba" rân trời. Thương cái nết từ đó thương ra!

3. Bữa tôi đưa dì đi mua đồ, dì lần khân ngắm nghía nhưng cuối cùng không mua. Dì kêu tôi chở đi chỗ khác. Tôi nói: Dì ơi, khúc này mấy tiệm bán hàng giá cả ngang nhau, rất khó để tìm một chỗ bán rẻ hơn. Dì chậc lưỡi. Dì đâu có kêu con tìm chỗ bán rẻ hơn. 

Dì tìm một chỗ mà người bán "biết nói chuyện" hơn. Cô nhân viên bán hàng có lẽ thấy dì mang dôi dép mòn vẹt, bộ áo bà ba "hai lúa", hỏi trống không "Mua gì?". Cổ đâu biết dì ở quê nhà rộng hàng trăm mét, mấy miếng vườn, chục vuông tôm, con cái du học trời Tây hết, dì quen cảnh ruộng vườn mới ăn mặc vậy.

Tôi nhủ hôm nào quay lại, nói cổ về học nhẹ lại hai tiếng dạ thưa. "Dạ thưa, dì cần mua gì, con lựa giúp?". Nghe êm tai quá mà, đâu có khó!

Nếp nhà vẫn vậy, Tết vẫn sum vầy nhưng giờ con cháu mỗi đứa mỗi nơi...Nếp nhà vẫn vậy, Tết vẫn sum vầy nhưng giờ con cháu mỗi đứa mỗi nơi...

TTO - Với đứa trẻ con phố thị như tôi, kỷ niệm đoàn viên ngày Tết, khi gặp các chị em là tuyệt vời nhất, ấm áp hơn rất nhiều so với việc quẩn quanh trong nhà và tự chơi một mình, khi bố mẹ đi làm, mà chẳng có ông bà ở bên.

Xem thêm: mth.81560651262202202-auht-ad-gneit-av-ahn-pen/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nếp nhà và tiếng dạ thưa”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools