vĐồng tin tức tài chính 365

Chuyện người trong nghề

2023-02-02 06:48

Những lần giao tranh với “Gấu”

Nhìn lại 10 năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã ghi nhận 4 lần sụt giảm mạnh để định giá P/E về mức rất rẻ, dưới mốc 12.x lần. Nhưng ở mỗi lần giao tranh với “gấu” (Bear market - thị trường giá xuống) đều để lại những “thiệt hại” khác nhau.

Lần thứ nhất vào cuối năm 2012, khi đó tâm điểm thị trường là cuộc khủng hoảng hệ thống ngân hàng, nợ xấu lên tới 17%, lãi suất tiền gửi tăng lên 14%/năm, thị trường bất động sản giảm mạnh và mất thanh khoản. Doanh nghiệp của hầu hết mọi ngành nghề đều chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Chỉ số VN-Index thời điểm này đã giảm 25%.

Cũng là 1.100 điểm, nhưng nếu thị trường giai đoạn 2006-2007 được ví như một đứa trẻ mới đi học, giai đoạn 2010-2011 như một người thiếu niên sắp dậy thì, thì giai đoạn 2022-2023 đã là một người thanh niên trưởng thành.

Lần thứ hai được ghi nhận vào đầu năm 2016, khi thị trường toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam, hứng chịu áp lực tăng lãi suất đến từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), cộng thêm việc ngừng nới lỏng định lượng tài chính khiến cho dòng tiền rút mạnh khỏi các thị trường mới nổi. Thêm vào đó, đồng Nhân dân tệ giảm mạnh, kinh tế Trung Quốc suy giảm nhanh, đã gây áp lực lớn lên tỷ giá VND và nền kinh tế Việt Nam. Tại thời điểm này, chỉ số VN-Index giảm 18%.

Lần thứ ba là tháng 3/2020 do đại dịch Covid-19 lan rộng, gây ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu nghiêm trọng, trong đó Việt Nam cũng không tránh khỏi làn sóng chung và chỉ số VN-Index đã giảm 34%.

Lần gần đây nhất, khi thị trường lao dốc từ đỉnh cao mọi thời đại vào đầu năm 2022 xuống còn 880 điểm vào tháng 11/2022, ghi nhận mức giảm hơn 40%.

Trải nghiệm cả 4 đợt giảm mạnh của thị trường, ông Nguyễn Hồng Khanh, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam cho biết, mỗi một chu kỳ chứng khoán sẽ mang lại trải nghiệm khác nhau với những người tham gia đầu tư. Dĩ nhiên, trong giai đoạn chu kỳ thị trường đi xuống, một số ít người vẫn có thể kiếm được lợi nhuận, dù khó khăn hơn.

Thực tế, chứng khoán hay bất kỳ tài sản rủi ro nào, việc lên hay xuống, mấu chốt nằm ở câu chuyện của dòng tiền, của kỳ vọng. Tuy nhiên, điểm chung của những đợt sụt giảm mạnh của thị trường trong 10 năm qua xuất phát phần lớn từ việc các nguồn tiền cần cân đối lại giữa các kênh đầu tư sau quãng thời gian thị trường giá lên và tình trạng đầu cơ quá mức của nhiều tài sản. Khi chu kỳ này kết thúc, thị trường sẽ cân bằng trở lại và hồi phục từ 30 - 50%, thậm chí 80% sau một năm.

Hơn 90% nhà đầu tư thua lỗ, đó là tỷ lệ ước tính mà các chuyên gia phân tích hay các broker (môi giới) thường nói khi nhắc đến tình trạng tài khoản của nhà đầu tư trong năm 2022.

Với các chuyên gia phân tích, trong giai đoạn vừa qua, ngoài đưa ra các quan điểm đầu tư và chia sẻ kinh nghiệm, việc quan trọng là kiêm thêm “bác sĩ tâm lý”, giúp nhà đầu tư bình tĩnh và kiểm soát tâm lý, từ đó đưa ra được quyết định đúng đắn bất kể thị trường tăng trưởng hay suy giảm, bởi chính họ cũng là người trong cuộc.

Rất nhiều nhà đầu tư trong năm 2022 đã rơi vào trạng thái lãi không bán nhưng lại cuống lên cắt lỗ khi tài khoản giảm sâu. Điều này một phần do trong năm qua, một số công ty chứng khoán đã lạc quan thái quá khi dự báo chỉ số VN-Index có thể kỳ vọng lên 1.800 - 2.000 điểm khi kết thúc năm, nhưng thực tế thị trường lao dốc về mốc 900 điểm, thậm chí chạm “đầu 8”, thì nhà đầu tư trở nên hốt hoảng cũng là điều dễ hiểu.

Là người nhiều lần hô hào nhà đầu tư bắt đáy, nhưng tại thời điểm tháng 11/2022, khi thị trường rơi về dưới 940 điểm, ông Dương Văn Chung, Giám đốc Chi nhánh Sở giao dịch 1, Công ty Chứng khoán MB (MBS) cũng phải “thề” là không dám ho he nhận định đáy, bởi ở thời điểm đó không thể lường được thị trường còn có thể giảm đến mức nào.

Và bị “Gấu vồ”

Khi thị trường chuyển biến xấu nhanh chóng với hàng loạt yếu tố vĩ mô thay đổi nhanh, phức tạp và khó lường, thì không chỉ những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức thua lỗ, mà chính các chuyên gia, các broker cũng “dính đòn”. Điều đó có thể thấy rõ trong năm 2022, khi nhà đầu tư vẫn đang trong “cơn say” đánh đâu thắng đó với niềm tin về xu hướng tăng sẽ tiếp tục kéo dài, thì thực tế lại không như mong đợi, thị trường đột ngột giảm mạnh từ đỉnh.

Các chuyên gia phân tích với nhiều năm kinh nghiệm đã quen với các giai đoạn thị trường khó khăn cũng như thăng hoa, nên việc thua lỗ cũng là một khả năng phải tính sẵn. Việc bình tĩnh đối mặt với thua lỗ cũng giúp bản thân kiểm soát việc đầu tư của mình đúng đắn và đưa ra các quyết định phù hợp nhất.

Với các nhà đầu tư có kinh nghiệm, khi việc đầu tư không như ý và đi sai chiến lược, họ sẽ tạm dừng giao dịch và chờ thị trường ổn định mới quay trở lại. Trong đó, kỹ năng tốt nhất là kiểm soát được việc thua lỗ, hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất và giữ vững niềm tin sau giai đoạn khó khăn sẽ tìm lại điểm cân bằng, đi theo sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

Như chia sẻ của ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán Maybank Investment, với những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong đầu tư, tài khoản đầu tư trong năm qua không tránh khỏi hao hụt và thua lỗ, nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. Song, cũng có nhiều chuyên gia lỗ nặng, thậm chí rất nặng.

Theo ông Khánh, với những người vượt qua được năm 2022 thường là mạnh tay cắt lỗ hoặc huy động tiền từ người thân, bạn bè để giảm phần margin và gồng qua cơn bão, nhưng cũng có những người không vượt qua được, thậm chí phải từ bỏ nghề vì vi phạm những quy định trên thị trường. Trong khi đó, với những người được khoanh nợ, tích cực làm việc để trả nợ và không say quá để “nợ chồng nợ”, sẽ có nhiều bài học lớn, rút ra nhiều kinh nghiệm để hành động tốt hơn ở những lần sau, chu kỳ sau.

Với các broker lại càng không cưỡng được những đam mê, hấp lực từ bảng điện tử, đã có không ít broker phải cắm nhà, cắm xe để trả nợ cho các khoản đầu tư của mình khi thị trường rơi vào chu kỳ downtrend.

Theo chia sẻ từ một broker kỳ cựu, thị trường có những thời điểm gần như kiệt quệ và đồng loạt mất niềm tin. Thị trường giai đoạn vừa qua cũng đã được so sánh với những thời điểm tồi tệ trong quá khứ như khủng hoảng tài chính giai đoạn 2007-2008, hay khủng hoảng nợ công châu Âu và đóng băng bất động sản trong nước giai đoạn 2010-2011, hoặc là nhìn vào những đợt suy giảm mạnh như đã thống kê trong 10 năm qua.

“Tôi phải tự trấn an rằng, mọi thứ không đến mức tồi tệ như vậy. Cũng là 1.100 điểm, nhưng nếu thị trường giai đoạn 2006-2007 được ví như một đứa trẻ mới đi học, giai đoạn 2010-2011 như một thiếu niên sắp dậy thì, thì giai đoạn 2022-2023 đã là một thanh niên trưởng thành. Ở đó, đã có nhiều bước phát triển mới. Khó khăn đấy, nhưng nếu có nội lực, chắc chắn sẽ ổn định trở lại”, broker Bùi Quốc Anh chia sẻ.

Xem thêm: lmth.968313tsop-ehgn-gnort-iougn-neyuhc/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“Chuyện người trong nghề”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools